Hợp tác đầu tư Việt Nam - Trung Đông: Cần cách tiếp cận mới, thực chất, hiệu quả hơn
![]() | Thúc đẩy thực phẩm Halal Việt Nam ra thế giới |
![]() | Hàng Việt bỏ quên thị trường Halal |
![]() | Phát triển công nghiệp Halal tại ASEAN |
Trung Đông được biết đến là một thị trường lớn, tiềm năng, không chỉ về dầu khí mà cả về nguồn lực tài chính và khoa học công nghệ với nhiều quỹ đầu tư công uy tín, lớn nhất thế giới. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhiều nước Trung Đông tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa nền kinh tế và có xu hướng đầu tư ra nước ngoài theo hướng phát triển kinh tế xanh, bền vững gắn với chuyển đổi số, ưu tiên các lĩnh vực như du lịch nghỉ dưỡng, bất động sản xanh, tài chính, năng lượng sạch (điện mặt trời, hydro xanh…), công nghệ tiên tiến, nông nghiệp thông minh… Đây đều là những lĩnh vực Việt Nam đang có nhu cầu hợp tác đầu tư lớn.
![]() |
Khuyến khích các DN Trung Đông mở rộng nhập khẩu thực phẩm Halal, nông - thủy sản từ Việt Nam |
Các trung tâm kinh tế tại Trung Đông như Kuwait, Dubai, Abu Dhabi, Qatar… là cửa ngõ dễ dàng tiếp cận với thị trường châu Phi, hình thành kết nối thị trường Trung Đông - châu Phi với 70 quốc gia, dân số 1,6 tỷ người, GDP gần 5.000 tỷ USD, cũng là nơi tập trung nhiều đối tác, bạn bè có quan hệ hữu nghị, truyền thống tốt đẹp với Việt Nam.
Đặc biệt, các quốc gia Vùng vịnh là thị trường trung chuyển hàng hóa lớn thứ 3 trên thế giới, một khi các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng xuất khẩu tới thị trường này thì sẽ có cơ hội vào được nhiều quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên, hiện đầu tư từ các quốc gia Trung Đông vào Việt Nam còn hạn chế. Tính đến nay, mới có 13/16 quốc gia khu vực Trung Đông đầu tư 136 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 917,1 triệu USD. Số liệu này chưa tính tới số vốn 832,4 triệu USD (35,1%) của Kuwait Petroleum tại dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn - Liên doanh giữa Việt Nam, Kuwait và Nhật Bản, với tổng vốn đầu tư 9 tỷ USD, vốn góp 2,4 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, đầu tư của Việt Nam tại Trung Đông cũng mới chỉ có 10 dự án với tổng vốn 90,4 triệu USD thuộc 6 quốc gia.
Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông qua hình thức góp vốn với bên thứ ba, các nhà đầu tư Trung Đông đã tham gia nhiều dự án lớn, đóng góp cho sự phát triển kinh tế tại các địa phương Việt Nam như Nam Định, Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh.
Từ nhiều năm qua, thông qua nỗ lực hợp tác của cơ quan ngoại giao, các bộ ngành và doanh nghiệp của cả 2 bên, các doanh nghiệp Trung Đông đã biết đến Việt Nam là thị trường kinh tế mới nổi, tiềm năng; có quá trình tăng trưởng nhanh và ổn định. Là cửa ngõ tiếp cận ASEAN, Trung Quốc với thị trường rộng lớn gần 100 triệu dân, trong đó tầng lớp trung lưu chiếm 15% dân số và đang tăng nhanh, lực lượng lao động trẻ tạo nên thị trường có chỉ số phát triển bán lẻ hấp dẫn đứng thứ 6 toàn cầu. Thế mạnh tiềm tàng với nhiều chuỗi sản xuất cung ứng trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, chế biến nông - lâm, thủy hải sản chất lượng cao, đa dạng về chủng loại... là những mặt hàng rất cần thiết cho thị trường Trung Đông và châu Phi.
Tuy thị trường Trung Đông không khó tính như thị trường EU, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải không ít những thách thức. Đó là sự cạnh tranh gay gắt về hàng hóa với các quốc gia đã có lợi thế và được công nhận danh tiếng như: gạo, ngũ cốc (Ấn Độ); chè, gia vị (Trung Quốc, Ấn Độ); nông sản (Thái Lan, Kuwait, Ấn Độ)… Hay những trở ngại về khoảng cách địa lý, chia sẻ thông tin còn khiêm tốn, khả năng nắm bắt thị trường còn ở mức giới hạn, tập quán kinh doanh có phần khác biệt.
Việt Nam hoan nghênh các dự án vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao, phù hợp với tiêu chí của Việt Nam như có quy mô vốn lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Trung Đông mở rộng nhập khẩu các thực phẩm Halal, sản phẩm nông sản, hoa quả, thủy hải sản… từ Việt Nam thì rất cần sự khuyến khích hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng các chuỗi cung ứng để trở thành đầu mối xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, nông lâm sản sang các quốc gia Vùng Vịnh và Trung Đông rộng lớn.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu khẳng định, với tinh thần ngoại giao phục vụ kinh tế và thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ Việt Nam, Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành trung ương và địa phương hỗ trợ tích cực và đồng hành cùng các doanh nghiệp trong tăng cường hợp tác đầu tư hiệu quả và thực chất giữa Việt Nam và Trung Đông.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
