Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ: Cú hích quan trọng để hồi phục
![]() | Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ |
![]() | Hàng thủ công mỹ nghệ: Hướng đến xuất khẩu bền vững |
![]() | Thủ công mỹ nghệ xuất khẩu: Mẫu mã góp phần quyết định giá trị sản phẩm |
Khó khăn trong xuất khẩu
Khi thị trường xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ trầm lắng bởi dịch bệnh, trong khi sản xuất trong nước cũng đình trệ, thì việc TP. Hà Nội vừa chính thức cho phép tổ chức Hội chợ Quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ được cho là đòn bẩy giúp các DN tìm kiếm đối tác và thị trường trong bối cảnh mới.
Thành phố Hà Nội hiện có hơn 1.350 làng nghề với khoảng 176 nghìn hộ làm nghề, chiếm 45% tổng số làng nghề trong cả nước. Ngành thủ công mỹ nghệ đang đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu và phát triển kinh tế của Hà Nội. Chính vì vậy, tập trung vào xuất khẩu đang là con đường mà nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề tại Hà Nội hướng tới. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên từ đầu năm đến nay tình hình xuất khẩu trầm lắng. Nhiều đơn hàng đề nghị lùi thời hạn giao hàng và bị hủy, nhiều mặt hàng đã làm xong nhưng chưa xuất đi được (gốm sứ, thêu, sơn mài, xương sừng mỹ nghệ...). Trong khi đó, nhiều làng nghề thiếu nguyên liệu sản xuất do đang phụ thuộc chính vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Các DN, cơ sở thời gian qua đã giãn hoãn tiến độ sản xuất, một số DN đã tạm ngừng sản xuất... khiến cho hầu hết làng nghề rơi vào cảnh khó khăn.
![]() |
Nhiều làng nghề đã bắt đầu ổn định sản xuất |
Bà Nguyễn Thị Lương, Giám đốc Công ty TNHH Mây tre đan xuất khẩu Hiền Lương (Phú Xuyên, Hà Nội) cho biết, từ đầu năm đến nay tình trạng nguyên liệu thiếu hụt, giá tăng cao và khó nhập khẩu đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất của DN. Bên cạnh đó, nhiều thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 đã khiến cho nhiều đơn hàng xuất khẩu bị hủy hoặc tạm dừng các đơn hàng mới. Nhiều doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng do sản phẩm làm ra không tiêu thụ, xuất khẩu được. Tuy nhiên, thời điểm này dịch bệnh được kiểm soát ở trong nước cũng là cơ hội để các làng nghề, các DN khôi phục sản xuất và tìm kiếm thị trường mới. Do đó các DN, làng nghề rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền thành phố có những giải pháp xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu... để thúc đẩy phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ. Trong tháng 6 này, DN Hiền Lương sẽ khởi động lại chương trình xuất khẩu và dự kiến sẽ có những đơn hàng đầu tiên vào châu Âu về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Gỡ nút thắt
Đại diện Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội chia sẻ, đối với làng nghề thủ công mỹ nghệ dùng nguyên liệu trong nước thì không ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19, nhưng các làng nghề phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài (như Trung Quốc) thì bị tác động rất nhiều, mà điển hình là làng nghề da giày Phú Xuyên... Bên cạnh đó, một số làng nghề xuất khẩu như làng nghề mây tre đan Phú Vinh, làng nghề gốm Bát Tràng... cùng gần như “án binh bất động”, phải sản xuất cầm chừng. Một số DN hoạt động chủ yếu về kinh doanh cũng bị hạn chế do khách đến tham quan mua sắm giảm đến 80% như làng nghề Vạn Phúc, làng nghề Đa Sỹ... Do đó, đây là lúc cần tăng cường các hoạt động xúc tiến trong và ngoài nước khi dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát; tổ chức các chương trình kích cầu tiêu dùng, nhất là kết hợp với các đơn vị du lịch lữ hành. Bên cạnh đó, các DN rất cần được hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp để khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Trong những năm gần đây, thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng và hiện có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc biệt, nhiều nhóm sản phẩm đã được đánh giá cao trên thị trường như: hàng mây tre đan, các sản phẩm sơn mài, thủ công mỹ nghệ từ lụa, các loại hoa giả...
Bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội cho biết, sau thời gian trầm lắng thì vào thời điểm này, sản xuất và kinh doanh của các làng nghề đã hoạt động trở lại. Nhiều DN đã khởi động lại kế hoạch xuất khẩu đối với một số thị trường. Tuy nhiên, để tìm kiếm các đơn hàng mới và tăng cường xuất khẩu thì không chỉ cần nỗ lực của các DN mà cần phải có những chính sách kết nối để giúp DN có nhiều điều kiện giao thương. Thành phố Hà Nội thời gian qua cũng đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ các DN làng nghề và tổ chức nhiều hoạt động kết nối cung cầu để các DN, làng nghề ổn định sản xuất. Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội (Hanoi Gift Show) sắp tới sẽ có tác động tích cực đến lĩnh vực tiêu dùng và xuất khẩu và đang được các DN mong chờ.
Theo Sở Công thương Hà Nội, Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2020 là sự kiện tổ chức thường niên tại Thủ đô Hà Nội và nằm trong chuỗi các hội chợ quốc tế chuyên ngành thủ công mỹ nghệ được tổ chức vào tháng 10 hàng năm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mục tiêu của hội chợ nhằm tạo cầu nối giúp cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ gặp gỡ, giao dịch, kết nối kinh doanh với các nhà nhập khẩu nước ngoài, khách thương mại trong nước; hướng tới đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm, nhất là trong tình hình Việt Nam đã cơ bản kiểm soát tốt dịch Covid-19.
Thông qua hội chợ, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2020 tăng trưởng ổn định và bền vững. Tăng cường công tác quảng bá thông tin về hội chợ, công tác trang trí dàn dựng đảm bảo thu hút khách hàng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó là đẩy mạnh xã hội hóa một phần chi phí tổ chức hội chợ, thu hút đông đảo khách tham quan, nhất là các nhà nhập khẩu nước ngoài đến tham quan, giao dịch tại hội chợ.
Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2020 vừa được UBND TP. Hà Nội chấp thuận cho phép tổ chức. Dự kiến, hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 15/10 đến 18/10/2020 (4 ngày). Hội chợ năm 2020 kỳ vọng thu hút từ 10.000-12.000 khách tham quan, trong đó, có trên 650-700 nhà nhập khẩu, khách quốc tế đến tham quan, giao dịch. Cùng với đó, hội chợ được kỳ vọng sẽ tạo ra giá trị xuất khẩu hàng hóa ước đạt khoảng 6,6 triệu USD (tăng khoảng 6,8% so với năm 2019). |
Tin liên quan
Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2
![[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/15/10-420250410155228.jpg?rt=20250410155230?250410035943)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD
![[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/06/23/hoang-long20250406235705.jpg?rt=20250406235708?250407061122)
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định
