agribank-vietnam-airlines

Hoàn thiện chính sách tín dụng tam nông

Đức Nghiêm
Đức Nghiêm  - 
Sửa đổi quy định về khoanh nợ, tăng cường kiểm soát dòng tiền cho vay theo chuỗi liên kết.
aa
Phối hợp thúc đẩy tín dụng tam nông
Đánh giá một cách đầy đủ, khách quan về tín dụng tam nông
Tín dụng tam nông hướng đến hội nhập

Hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được ban hành vào giữa năm 2015 được xem là như “kim chỉ nam” đối với các TCTD trong hoạt động cho vay lĩnh vực tam nông. Điều này không chỉ nhìn thấy sự hiệu quả khi ngày càng có nhiều mô hình doanh nghiệp, trang trại, kinh tế hộ… sản xuất nông nghiệp quy mô lớn mà còn được hiển thị bằng những con số về kết quả đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực này đã tăng đều qua các năm.

Nếu như năm 2015 tín dụng nông nghiệp, nông thôn đạt 843.972 tỷ đồng, tăng 13,34% (tín dụng chung nền kinh tế đạt 4.655.890 tỷ đồng, tăng 17,26%) thì năm 2016 đạt 996.610 tỷ đồng, tăng 18,1%. Năm nay, đến hết tháng 7, tín dụng nông nghiệp và phát triển nông thôn tăng khoảng 14,5% so với cuối năm 2016, chiếm tỷ trọng khoảng 19% tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Vốn cho tam nông tập trung cho một số mặt hàng nông sản chủ lực như: cho vay sản xuất kinh doanh lúa gạo; cho vay lĩnh vực thủy sản; cho vay trồng và chế biến cà phê…

Hoàn thiện chính sách tín dụng tam nông
Khách hàng bị thiệt hại về vốn vay do thiên tai được xem xét khoanh nợ không tính lãi

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, chính sách tín dụng theo Nghị định 55 của Chính phủ là bước đột phá, đẩy mạnh đầu tư tín dụng, phát triển nông nghiệp nông thôn với các mức cho vay không cần tài sản đảm bảo, khuyến khích cho vay theo chuỗi liên kết, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao… đã góp phần quan trọng thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Việc triển khai các chương trình tín dụng đã góp phần phát huy thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam như lúa gạo, thủy sản, cà phê, trái cây, hoa màu… giúp sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Đơn cử, 6 đầu năm 2017 tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản (rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, sắn và sản phẩm từ sắn; cao su) đạt 8,51 tỷ USD. Hàng nông sản chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc, thị trường EU (28 nước); Hoa Kỳ…

Kiểm soát dòng tiền khi cho vay

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị định 55 các NHTM và khách hàng đã gặp một số vướng mắc liên quan đến các quy định như: khoanh nợ cho khách hàng; cho vay theo chuỗi liên kết; cho vay nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… Đây là những lĩnh vực Chính phủ, NHNN đã chỉ đạo cần đẩy mạnh. Thế nhưng dù đã có nhiều nỗ lực nhưng các NHTM thừa nhận chưa triển khai được nhiều do chưa có những quy định chi tiết hơn cho các vấn đề này. Do vậy, dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 55 (dự thảo lần 3) tại Điều 12 đã có quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoanh nợ và cho vay mới.

Theo dự thảo, trường hợp khách hàng bị thiệt hại về vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay do hậu quả thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên phạm vi rộng hoặc do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng được TCTD đánh giá chưa có khả năng hoặc không có khả năng trả nợ vay; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh), TCTD tổng hợp, đánh giá cụ thể thiệt hại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, NHNN Việt Nam, Bộ Tài chính để được xem xét khoanh nợ không tính lãi đối với dư nợ bị thiệt hại.

“Thời gian khoanh nợ tối đa là 2 năm, riêng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 Nghị định này tối đa là 3 năm; các khoản nợ khoanh được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại trước khi thực hiện khoanh. Số tiền lãi TCTD không thu được do đã thực hiện khoanh nợ cho khách hàng được ngân sách nhà nước cấp tương ứng” – dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 55 nêu.

Về trình tự thủ tục khoanh nợ, theo dự thảo Nghị định, TCTD lập hồ sơ đề nghị khoanh nợ và tổng hợp danh sách khách hàng đề nghị khoanh nợ. Hồ sơ phải có thông tin cụ thể như: số dư nợ bị thiệt hại, số tiền đề nghị khoanh nợ, thời gian đề nghị khoanh nợ, dự kiến số tiền lãi không thu được trong thời gian khoanh nợ và gửi Sở Tài chính và NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, phối hợp Sở Tài chính kiểm tra, xác nhận tính hợp pháp của hồ sơ, số liệu và tổng hợp danh sách khách hàng đủ điều kiện đề nghị khoanh nợ báo cáo UBND cấp tỉnh để xác nhận và lập báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, NHNN Việt Nam, Bộ Tài chính đề nghị khoanh nợ.

Trên cơ sở danh sách khách hàng đủ điều kiện khoanh nợ do TCTD đề nghị và được UBND cấp tỉnh xác nhận, NHNN Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc khoanh nợ theo quy định.

Về quản lý dòng tiền cho vay liên kết theo chuỗi giá trị được chặt chẽ, tránh rủi ro, dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 55 quy định: căn cứ vào hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị giữa TCTD, tổ chức đầu mối và cá nhân, pháp nhân tham gia liên kết (gọi là bên liên kết), TCTD ký thỏa thuận cho vay đối với tổ chức đầu mối hoặc bên liên kết và quản lý dòng tiền cho vay chuỗi theo nguyên tắc sau: Tổ chức đầu mối và bên liên kết mở tài khoản tại TCTD cho vay và cam kết thực hiện tất cả các giao dịch tiền tệ liên quan đến chuỗi giá trị thông qua các tài khoản này.

TCTD giải ngân khoản vay đối với tổ chức đầu mối gắn với mục đích gồm: Thanh toán tiền mua giống, vật tư, dịch vụ đầu vào để tạm ứng cho bên tham gia liên kết; Chênh lệch tiền mua sản phẩm của bên liên kết sau khi trừ tiền tạm ứng; Thanh toán tiền mua sản phẩm của bên liên kết trong trường hợp tổ chức đầu mối không tạm ứng cho bên liên kết. Việc giải ngân cho vay đối với tổ chức đầu mối để thanh toán tiền mua sản phẩm của bên liên kết gắn với thu nợ của bên liên kết.

Với lĩnh vực cho vay nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), dự thảo Nghị định quy định, TCTD được nhận tài sản hình thành từ vốn vay của dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp làm tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng theo quy định của pháp luật. Các chuyên gia cho rằng, quy định này cùng với việc các bộ, ngành liên quan đang gỡ vướng mắc trong cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (phục vụ cho sản xuất) hình thành trên đất nông nghiệp làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm vốn vay của ngân hàng sẽ tạo điều kiện tốt hơn trong việc cho vay NNCNC thời gian tới.

Đức Nghiêm

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dự thảo được cập nhật nhiều quy định mới về mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại.
Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã phát huy tốt vai trò Ngân hàng đầu mối, là “trụ đỡ” cho các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững thông qua công tác điều hòa vốn. Đây là nền tảng để các QTDND mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tín dụng “đen”, thực hiện chính sách “Tam nông”: nông nghiệp - nông dân - nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ đề nghị các sở, ngành tổ chức rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của tất cả các nhóm khách hàng.
Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Bắt đầu câu chuyện về hành trình hơn 30 năm làm trang trại, trồng cây ăn quả của mình, ông Lê Văn Bình, Giám đốc Hợp tác xã Nga Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), kể về những gian nan đã trải qua. Năm 1993, trong thời điểm vô cùng khó khăn, ông đã được Agribank chi nhánh Hà Tĩnh cho vay thế chấp 100 triệu đồng để làm nông nghiệp. Đây là khách hàng đầu tiên được vay nhiều đến thế trên địa bàn lúc đó. Với đồng vốn này, ông dùng để san lấp mặt bằng, đầu tư con giống như nuôi bò, dê, sau đó là vịt, ngan…
Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đại ngàn huyền thoại với bạt ngàn cà phê, sao su, hồ tiêu nằm cạnh những dòng suối róc rách len lỏi giữa núi rừng. Đây là nơi cư ngụ của nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, lưu giữ những nét văn hoá độc đáo. Song đằng sau vẻ đẹp ấy là những khó khăn, chật vật trong đời sống của một bộ phận người dân, những con người đã “vượt khó đi lên” nhờ đồng vốn tín dụng chính sách.
Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tạo sự thay đổi, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân trên mảnh đất Xứ Lạng. Với nhiều chương trình cho vay, người dân không chỉ hưởng thụ nguồn vốn ưu đãi cho vay sản xuất, kinh doanh, mà còn có thể vay cho con em đi học, làm nhà ở.
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39 ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về “Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới”. Kế hoạch này nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền địa phương trong công tác tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa.
Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN và Agribank. Chính vì thế, trong chiến lược kinh doanh, Agribank xác định cho vay nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là lĩnh vực được ưu tiên và luôn được dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn qua việc đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ khách hàng.
Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam tập trung nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội…
Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Với nhiều nỗ lực, đến nay, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Ninh Thuận để đầu tư sản xuất, kinh doanh đã được đáp ứng kịp thời...
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data