agribank-vietnam-airlines

Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Hoa Hạ
Hoa Hạ  - 
Tính đến nay dư nợ mà Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Nông đang triển khai cho vay gần 3.400 tỷ đồng, với gần 18 chương trình tín dụng, trên 69.000 hộ còn dư nợ chiếm gần 50% dân số toàn tỉnh, riêng hộ nghèo, cận nghèo với 100% số hộ đủ điều kiện đã được tiếp cận nguồn vốn vay, đó là điểm sáng trong chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong các năm qua.
aa

Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, là một chủ trương chính sách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông sau gần 20 năm thành lập, làm thay đổi bộ mặt nông thôn; đời sống tinh thần, vật chất của hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số miền núi được cải thiện và nâng cao một cách rõ rệt.

ho tro dong bao dan toc thieu so giam ngheo ben vung
Ảnh minh họa

Thành lập năm 2004, bao gồm 7 huyện và 1 thành phố; có 71 xã, phường, thị trấn, tỉnh Đăk Nông có 40 dân tộc anh em cùng sinh sống, dân số là 677.616 người với 163.450 hộ; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 31,73% dân số toàn tỉnh; Tỉnh Đắk Nông vẫn còn là một trong những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Chính bởi vậy, trong những năm qua hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã trở thành một trợ công lớn trong công cuộc giảm nghèo phát triển kinh tế tỉnh đồng hành cùng chính quyền địa phương thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra.

Hàng năm UBND tỉnh đã chủ động kiến nghị NHCSXH Trung ương và bố trí bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương để tạo nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh được vay. Bình quân trong các năm từ 2016 - 2021 tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trên 10%, đáp ứng cơ bản nguồn vốn cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ gia đình chính sách khác được tiếp cận vay; đến nay UBND tỉnh đã ủy thác qua Chi nhánh NHCSXH tỉnh hơn 250 tỷ đồng để cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn, đó là sự nỗ lực lớn của chính quyền địa phương để bố trí thêm nguồn vốn cho người dân được vay.

Đồng thời để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách ưu đãi trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai theo Kết luận 06-KL/TƯ của Ban Bí thư và Kế hoạch 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách. Với sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, nên hoạt động tín dụng chính sách luôn được cấp ủy chính quyền địa phương quan tâm.

Tính đến nay dư nợ mà Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Nông đang triển khai cho vay gần 3.400 tỷ đồng, với gần 18 chương trình tín dụng, trên 69.000 hộ còn dư nợ chiếm gần 50% dân số toàn tỉnh, riêng hộ nghèo, cận nghèo với 100% số hộ đủ điều kiện đã được tiếp cận nguồn vốn vay, đó là điểm sáng trong chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong các năm qua. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19,20% (năm 2016) giảm xuống còn 11,19% năm 2021; đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc giảm từ 53,79% xuống còn 27,98%. Đồng thời góp phần quan trọng 35/61 xã đã hoàn thành xây dựng Nông thôn mới trên địa toàn tỉnh.

Tuy nhiên, giảm nghèo bền vững của tỉnh vẫn là chặng đường dài khi toàn tỉnh vẫn còn 18.290 hộ thuộc hộ nghèo, trong đó hộ nghèo thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 12.789 hộ, chiếm tỷ lệ 27,98% số hộ dân tộc thiểu số chung, hộ cận nghèo toàn tỉnh có 10,929 hộ chiếm 6,69%. Cùng với đó là các thách thức như công tác giảm nghèo đối với dân tộc tại chỗ vẫn chưa bền vững; tỷ lệ hộ nghèo giảm không đồng đều. Đây là nhóm dân cư có tốc độ giảm nghèo chậm, luôn đứng trước nguy cơ tái nghèo. Thực trạng này kéo dài qua nhiều năm nhưng chưa được khắc phục triệt để.

Nguồn lực dành cho công tác giảm nghèo chủ yếu từ Trung ương. Việc huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp, người dân còn hạn chế. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ có điều kiện mới chỉ dừng ở chính sách tín dụng ưu đãi từ NHCSXH, các mô hình sản xuất hoặc cam kết thoát nghèo, chưa phát huy tính chủ động, sáng tạo của các bên liên quan để có thêm nhiều chính sách đa dạng và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương; chưa khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo. Vẫn còn một bộ phận người dân có tư tưởng trông chờ ỷ lại, chưa quyết tâm tự vươn lên thoát nghèo.

Vì vậy, để công tác tăng trưởng nguồn vốn tín dụng chính sách cho vay phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tới đạt kết quả cao, tỉnh Đắk Nông sẽ tiếp tục triển khai tốt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh, xem công tác hoạt động tín dụng chính sách là chương trình mục tiêu quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đồng thời, nâng cao vai trò lãnh đạo của Ban chỉ đạo giảm nghèo tại địa phương để thực hiện tốt công tác rà soát hộ nghèo, cận nghèo, xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp để có cơ sở kiến nghị Bộ, ngành Trung ương; NHCSXH quan tâm tạo điều kiện nguồn vốn cho người dân vay tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế.

Bên cạnh việc rà soát giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết, bảo đảm ổn định cuộc sống, có việc làm, giải quyết vấn đề nước sản xuất và sinh hoạt cho người dân, tỉnh sẽ tiếp tục phổ cập áp dụng khoa học kỹ thuật vào cây trồng, vật nuôi để nâng cao giá trị hàng hóa cho người dân; xây dựng mô hình sản xuất giá trị phù hợp phát triển sản xuất của hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Hoa Hạ

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dự thảo được cập nhật nhiều quy định mới về mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại.
Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã phát huy tốt vai trò Ngân hàng đầu mối, là “trụ đỡ” cho các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững thông qua công tác điều hòa vốn. Đây là nền tảng để các QTDND mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tín dụng “đen”, thực hiện chính sách “Tam nông”: nông nghiệp - nông dân - nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ đề nghị các sở, ngành tổ chức rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của tất cả các nhóm khách hàng.
Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Bắt đầu câu chuyện về hành trình hơn 30 năm làm trang trại, trồng cây ăn quả của mình, ông Lê Văn Bình, Giám đốc Hợp tác xã Nga Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), kể về những gian nan đã trải qua. Năm 1993, trong thời điểm vô cùng khó khăn, ông đã được Agribank chi nhánh Hà Tĩnh cho vay thế chấp 100 triệu đồng để làm nông nghiệp. Đây là khách hàng đầu tiên được vay nhiều đến thế trên địa bàn lúc đó. Với đồng vốn này, ông dùng để san lấp mặt bằng, đầu tư con giống như nuôi bò, dê, sau đó là vịt, ngan…
Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đại ngàn huyền thoại với bạt ngàn cà phê, sao su, hồ tiêu nằm cạnh những dòng suối róc rách len lỏi giữa núi rừng. Đây là nơi cư ngụ của nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, lưu giữ những nét văn hoá độc đáo. Song đằng sau vẻ đẹp ấy là những khó khăn, chật vật trong đời sống của một bộ phận người dân, những con người đã “vượt khó đi lên” nhờ đồng vốn tín dụng chính sách.
Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tạo sự thay đổi, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân trên mảnh đất Xứ Lạng. Với nhiều chương trình cho vay, người dân không chỉ hưởng thụ nguồn vốn ưu đãi cho vay sản xuất, kinh doanh, mà còn có thể vay cho con em đi học, làm nhà ở.
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39 ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về “Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới”. Kế hoạch này nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền địa phương trong công tác tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa.
Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN và Agribank. Chính vì thế, trong chiến lược kinh doanh, Agribank xác định cho vay nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là lĩnh vực được ưu tiên và luôn được dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn qua việc đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ khách hàng.
Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam tập trung nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội…
Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Với nhiều nỗ lực, đến nay, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Ninh Thuận để đầu tư sản xuất, kinh doanh đã được đáp ứng kịp thời...
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data