Hiểu đúng về dạy thêm, học thêm
![]() | Dạy thêm: Biết rồi, để đấy |
![]() | Khó xử với… học thêm |
Chính vì vậy, câu chuyện Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh ra văn bản yêu cầu các trường chấm dứt việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường năm học này vẫn còn đang “nóng” dư luận, nhất là sau khi một số giáo viên đã bắt đầu bị xử phạt. Trên thực tế, khá nhiều phụ huynh học sinh ủng hộ quy định trên, nhưng cũng không ít người phản đối.
![]() |
Câu chuyện dạy thêm, học thêm đang nóng dư luận |
Quy định về dạy thêm, học thêm đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ năm 2012, kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT. Thông tư 17 quy định: Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập, Thông tư 17 quy định: Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó…
Quy định là như thế, song nếu các trung tâm dạy thêm bên ngoài tổ chức lớp học thì lại không ai quản và giáo viên dạy thêm tại các trung tâm này cũng không bị cấm. Cho nên, vấn đề đặt ra là, chỉ cấm trong nhà trường mà không cấm ở trung tâm bên ngoài thì đây là điều chưa hợp lý.
Bởi nếu giáo viên phối hợp với trung tâm tổ chức lớp thì cũng không quản được mà còn làm rối thêm. Cách dạy sẽ biến tướng, tản mát và khó quản lý hơn so với trước đây. Giáo viên không dạy trong trường nhưng vẫn có thể kéo học sinh ra trung tâm bên ngoài nhà trường để dạy. Vì thế, tiêu cực vẫn có thể xảy ra.
“Tại sao bác sĩ được mở phòng mạch, ca sĩ chạy sô kiếm tiền mà giáo viên không được dạy thêm? Điều này khiến những nhà giáo chúng tôi rất buồn. Chúng ta cần tính đến giải pháp quản lý sao cho tốt chứ đừng vì không quản được là cấm. Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng cần phải tính toán lại mức lương, mức thu nhập của giáo viên bởi với nhiều nhà giáo thì dạy thêm là nguồn thu để trang trải cho cuộc sống. Chỉ cần có thu nhập ngang bằng những ngành nghề khác trong xã hội và sống được bằng lương, có điều kiện tái tạo sức lao động… thì đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên sẽ sống hết mình với nghề, sẽ tạo ra những tiết giảng hay nhất, hiệu quả nhất. Khi đó, học sinh sẽ không cần học thêm và giáo viên cũng chẳng muốn dạy thêm làm gì!”, anh Thanh - một giáo viên - chia sẻ.
Về vấn đề này, anh Nguyễn Đình Quang (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng cho rằng cần phải hiểu đúng và rõ về dạy thêm và học thêm. Nếu dạy thêm và ép học thêm để có thêm thu nhập và gây ra những tiêu cực thì đó là việc rất đáng để lên án và cần kiên quyết xử lý. Ngược lại, nếu đó là nhu cầu chính đáng thì cần được khuyến khích.
Bên cạnh đó, mỗi học sinh có trình độ nhận thức khác nhau, có người nhanh, có người chậm, có người giỏi có người dở. Có những học sinh có năng khiếu đặc biệt ở một số lĩnh vực nhất định, việc học trên lớp không đủ thách thức với các em, nên các em cần được đào tạo sâu hơn để phát triển khả năng.
Ngược lại, có những học sinh hổng kiến thức. Nếu các em có nguyện vọng, trường cần dạy phụ đạo để cung cấp đủ kiến thức cho học sinh ở những trường hợp ấy dạy thêm và học thêm trở thành nhu cầu rất cần thiết, cần được ủng hộ và tạo điều kiện phát huy.
Học sinh Minh Trang (Hà Nội) cũng chia sẻ, học thêm là nhu cầu bình thường của mỗi học sinh bậc trung học như em bởi ngoài giờ học trên lớp, những kiến thức chưa hiểu rõ hoặc cần được nâng cao phần lớn đều được đáp ứng qua những tiết học thêm.
“Trên lớp nhiều tiết học thầy cô giảng rất nhanh cho kịp chương trình nên nhiều khi chúng em không nắm bắt được kiến thức. Qua những tiết học thêm những vấn đề chưa hiểu chúng em có thể hỏi thêm giáo viên, giáo viên sẽ chỉ dạy nhiều hơn”, Trang cho biết.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục thì để giải quyết được tình trạng dạy thêm, học thêm cần phải có lộ trình, tăng dần khả năng tự học của học sinh song song với đó là giảm tải chương trình, nội dung học cũng như thay đổi cách đánh giá nhận xét, thi cử… Cùng với đó là nâng cao đời sống vật chất cho giáo viên.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
