Hành lang pháp lý cho đầu tư mạo hiểm
![]() | Vốn cho khởi nghiệp: Quỹ đầu tư mạo hiểm-trợ thủ đắc lực |
![]() | Quỹ Đầu tư mạo hiểm: Ráo riết săn tìm dự án |
![]() | Quỹ đầu tư mạo hiểm: “Đắp chăn” chờ dự án |
Mới đây, Quỹ Tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam (VIISA) đã ra mắt chương trình lựa chọn startup công nghệ để trao cho DN khởi nghiệp sáng tạo có cơ hội nhận được số vốn đầu tư lên đến 500.000 USD.
Theo đó, những startup được lựa chọn sẽ được rót khoảng 5% giá trị định giá công ty nhằm trang bị cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ mạnh để thực hiện ý tưởng kinh doanh, ý tưởng công nghệ đã được ứng dụng trên thực tế, có khả năng mở rộng và phát triển bền vững trong tương lai.
Theo thông tin từ VIISA, Quỹ đang hoạt động với 4 nhà đầu tư chính là Dragon Capital Grourp, Hanwha (Hàn Quốc), FPT và CTCP Chứng khoán BIDV cung cấp giải pháp tài chính, công nghệ cho DN.
![]() |
Các nhà đầu tư vẫn còn e dè với các DN khởi nghiệp |
Mặc dù vậy, ông Võ Trần Đình Hiếu, Giám đốc mảng đầu tư Công ty tư nhân Quỹ Dragon Capital Grourp cho biết, thời gian qua có nhiều Quỹ đầu tư nước ngoài muốn rót vốn vào DN khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam, nhưng đây là lĩnh vực đầu tư khá mạo hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Không chỉ bởi những DN cần được rót vốn mới ở giai đoạn đầu khởi nghiệp, với những ý tưởng mới mẻ, chưa có trải nghiệm qua thực tế, mà quan trọng hơn hành lang pháp lý cho các quỹ, nhà đầu tư mạo hiểm rót vốn cho DN khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam vẫn còn chưa rõ ràng.
Vị giám đốc này nêu dẫn chứng, trước đó Quỹ này đã đầu tư vào DN khởi nghiệp Glass Egg Digital Media và một DN tư nhân nhỏ và vừa (DNNVV) khác, nhưng phải sau một thời gian khá dài Dragon Capital Grourp mới có thể rút vốn ra và lợi nhuận gần như chỉ là con số không, thậm chí thua lỗ. Vì vậy, dù rất quan tâm đến ý tưởng khởi nghiệp nhưng Quỹ cũng phải rất dè dặt, thận trọng trước khi đưa ra quyết định rót vốn.
Đây cũng chính là lý do giải thích tại sao, gần đây nhiều quỹ đầu tư nước ngoài chuyển hướng rót vốn vào những DN lớn của Nhà nước, hoặc chuyển hướng vào các startup tại Singapore, Malaysia... để đảm bảo nguồn vốn khi có thể đi đến cùng với dự án hơn. Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), “làn sóng” khởi nghiệp sáng tạo đang góp phần tạo sức bật mới cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, để thực sự biến tiềm năng này thành sức mạnh thì Chính phủ cần tạo ra cơ chế chính sách, hành lang pháp lý cũng như nguồn “vốn mồi” để DN có cơ hội dấn thân, phát huy và thể hiện. Đây cũng chính là yếu tố tiên quyết thu hút nguồn lực trong và ngoài nước từ hơn 20 Quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam để thúc đẩy chương trình vì một quốc gia khởi nghiệp.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, trên thế giới mô hình Quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động rất hiệu quả, góp phần thu hút nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư cho các công ty khởi nghiệp, DNNVV đang gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận tín dụng từ các tổ chức tài chính, NHTM.
Trước vấn đề này, vừa qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) đã có Dự thảo Thông tư hướng dẫn về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo. Theo đó, Dự thảo quy định rõ từ việc thành lập, vốn điều lệ đến tăng giảm, chuyển nhượng vốn, xử lý tài sản, phân chia lợi nhuận... khi các thành viên tham gia vào quỹ đầu tư.
Đặc biệt, tại Điều 22 về Giải thể quỹ có nêu “khi có trên 51% các thành viên có nguyện vọng giải thể quỹ. Giám đốc quỹ phải tổ chức họp Hội nghị thành viên để ra quyết định thông qua về việc giải thể quỹ” hay “Việc giải thể quỹ chỉ được thực hiện khi giám đốc quỹ đã hoàn tất các thủ tục liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ...”, đã tạo điều kiện cho các quỹ thành lập và giải thể theo đúng quy định của Luật DN, Luật Đầu tư hiện hành một cách thuận lợi, nhanh chóng.
Theo ông Andy Hồ, Giám đốc điều hành VinaCapital nhận định, việc ra đời một thông tư hướng dẫn “dành riêng” cho vấn đề đầu tư mạo hiểm rất cần thiết và tạo hành lang pháp lý khơi thông nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước “chảy” những DN khởi nghiệp sáng tạo, DN công nghệ cao, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới mẻ... Song điều quan trọng nhất đối với nhà đầu tư nước ngoài là sự minh bạch, rõ ràng cũng như được luật pháp bảo vệ.
Đối với những băn khoăn của nhà đầu tư nước ngoài về vấn đề đầu tư, góp vốn, rút vốn... Bộ KH&ĐT nêu rõ quan điểm “không có bất cứ khó khăn gì”, mà quan trọng Chính phủ Việt Nam chỉ yêu cầu các quỹ này chứng minh được dòng tiền đang chảy đúng vào các startup, còn lại tất cả những vấn đề khác đối với quỹ đầu tư mạo hiểm cho sáng tạo khởi nghiệp đều được khuyến khích và luật pháp Việt Nam công nhận.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
