agribank-vietnam-airlines

Hàng xách tay có lý do để cáo chung

Thanh Thanh
Thanh Thanh  - 
Cá nhân có hành vi bán hàng xách tay không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định, không làm thủ tục hải quan... thuộc trường hợp được xác định là hàng hóa nhập lậu, thì cá nhân sẽ bị phạt tiền tối đa đến 100 triệu đồng với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu...
aa
Thật giả hàng xách tay
Hàng xách tay có lý do để cáo chung
Ảnh minh họa

Từ trước đến nay, kinh doanh hàng tiêu dùng xách tay là lựa chọn của nhiều người, vì đem lại lợi nhuận rất lớn cho các chủ shop. Việc buôn bán hàng hóa tiêu dùng mỹ phẩm, thời trang (quần áo, giày dép, túi xách), dược phẩm, thực phẩm chức năng và thực phẩm xách tay đã từng là một kênh sôi động tại các thị trường thành thị của Việt Nam như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Nhưng hiện tại, lĩnh vực kinh doanh này không còn được ưa chuộng, thậm chí đã bị xem như hết thời, không có khả năng phát triển.

Theo chị Nguyễn Thị Thu Hiền, (ngụ tại quận 1, TP. Hồ Chí Minh), chuyên kinh doanh hàng xách tay (mỹ phẩm) ở đường Lê Thánh Tôn cho biết, hàng xách tay các loại đang bán tại Việt Nam đều được người bán thu mua từ các cá nhân thường xuyên đi nước ngoài hoặc có người thân đang sinh sống ở nước ngoài gửi về. Gọi là hàng xách tay vì nhóm hàng hóa này có nguồn cung và số lượng không ổn định, khi nhiều khi ít, mang theo hành lý cá nhân. Hàng không có hóa đơn, chứng từ, cũng không phải một loại hàng cụ thể, khi thì vài hộp sữa, chục hộp thực phẩm chức năng, hay vài thỏi son, mấy lọ nước hoa…

Bán hàng xách tay được xem như vốn một lãi mười. Khách mua hàng thì tin vào người bán và tin vào xuất xứ sản phẩm. Một lý do khác mà người mua chọn hàng xách tay tại các shop, không vào cửa hàng chính hãng là do giá bán ở shop rẻ hơn từ 30% - 40%.

Nhưng hiện nay tình hình đã khác, thị trường bán lẻ Việt Nam đã mở rộng cửa với hàng hóa xuất xứ từ nước ngoài, nhóm hàng tiêu dùng xa xỉ như mỹ phẩm, thời trang, hàng gia dụng cao cấp theo các Hiệp định Thương mại tự do song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký với nhiều nước trên thế giới tràn vào Việt Nam ngày một nhiều và giá bán ngày càng rẻ. Hàng hóa chính hãng có xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo, giá không quá cao, sẽ thay thế tốt hàng xách tay với chất lượng sản phẩm vốn còn nhiều rủi ro. Cùng với đó, nhận thức và thu nhập của người tiêu dùng Việt đã thay đổi, ý thức bảo vệ sức khỏe ngày một cao hơn nên không còn ưa chuộng mua hàng xách tay.

Theo ông Nguyễn Văn Bách, quyền Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường TP. Hồ Chí Minh, hàng hóa tiêu dùng được Việt kiều, du khách xách tay theo hành lý vào Việt Nam không bị xem vi phạm pháp luật, nếu cá nhân mang từ nước ngoài về với mục đích sử dụng hay quà biếu. Nhưng nếu đưa hàng hóa này ra thị trường mua bán mà không khai báo nguồn gốc, xuất xứ khi nhập khẩu, không khai báo để nộp thuế thì được xem là hàng nhập lậu, không hợp pháp. Mà hiện nay, chúng ta đã có Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo đó, tổ chức, cá nhân có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu sẽ bị các hình thức xử lý như, phạt tiền từ 500.000 đồng - 50 triệu đồng tùy vào giá trị hàng hóa nhập lậu theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 98/2020 (hiện đang phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 50 triệu đồng). Đối với tổ chức vi phạm, phạt tiền từ 1 triệu đồng - 100 triệu đồng tùy vào giá trị hàng hóa nhập lậu theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 98/2020 (hiện hành phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400 ngàn đồng - 100 triệu đồng). Về hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật. Hay hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu, nhưng không có tem dán hay tem giả, tem đã qua sử dụng.

Như vậy, cá nhân có hành vi bán hàng xách tay không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định, không làm thủ tục hải quan... thuộc trường hợp được xác định là hàng hóa nhập lậu, thì cá nhân sẽ bị phạt tiền tối đa đến 100 triệu đồng với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Quy định mới từ Nghị định 98/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 15/10/2020).

Thanh Thanh

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 16,480 USD xuống 3.221,45 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.245,41 USD/oz, tăng 0,81 USD so với đầu phiên.
Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Các chuyên gia và nhà đầu tư cùng chung nhận định rằng căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính hỗ trợ kim loại quý. Thị trường đang báo hiệu rằng vàng là tài sản dẫn đầu trong thời kỳ bất định phía trước.
Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Từ 15h chiều 10/4, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu, đánh dấu lần hạ thứ ba liên tiếp trong vòng một tháng. Xăng RON 95-III - mặt hàng phổ biến nhất trên thị trường - giảm mạnh 1,710 đồng, còn 19,200 đồng/lít, mức thấp nhất kể từ năm 2021. Cùng lúc, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt hạ 1,120 - 1,320 đồng mỗi lít. Đợt điều chỉnh phản ánh xu hướng giảm giá nhiên liệu toàn cầu và tạo dư địa hỗ trợ chi phí đầu vào cho sản xuất, vận tải và tiêu dùng trong nước.
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,415 USD xuống 2.981,8 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.995,7 USD/oz, tăng 5,4 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data