Hải sản khô gặp khó
![]() | Thế khó! |
![]() | Hỗ trợ ngư dân tiêu thụ hải sản |
![]() |
Ảnh minh họa |
Nhất là sau khi Bộ Y tế công bố danh sách các loại hải sản thuộc tầng đáy, được khuyến cáo không nên sử dụng do sự cố môi trường biển, nhiều tiểu thương buôn bán hải sản khô gặp khó.
Theo một lãnh đạo UBND xã Phú Diên (huyện Phú Vang), do ảnh hưởng tình hình chung của sự cố môi trường biển nên các hộ kinh doanh hải sản khô gặp khó khăn. Những hộ dân này không chỉ gặp khó do thị trường thu hẹp mà nguồn hàng đầu vào cũng hạn chế, bởi sản lượng đánh bắt giảm.
So với trước, lượng hải sản đánh bắt giảm nhiều. Sau khi có công bố các loại hải sản tầng đáy chưa an toàn thì những nghề như câu mực, đánh bắt cá tầng đáy hầu như không ai làm. Trước khi công bố, người dân vẫn tiêu thụ các loại hải sản này, nhưng sau khi công bố người tiêu dùng e ngại. Chính điều này khiến cho các hộ dân kinh doanh hải sản khô gặp khó khăn.
Đơn cử như hộ ông Trần Đống, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, một trong những hộ kinh doanh hải sản khô hơn 30 năm tại đây, có khá nhiều bạn hàng tại địa phương cũng như ở các tỉnh/thành thế nhưng trong thời gian vừa qua hộ sản xuất này rơi vào hoàn cảnh khốn đốn.
Theo ông Đống, nguồn hàng được thu gom từ các ngư dân đánh bắt ngoài khơi về; mỗi ngày nhập hơn 50kg hải sản khô. Khi người dân biết các loại này thuộc tầng đáy thì ít người tới hỏi mua. Trước đây, các nhà hàng, quán ăn, tiểu thương ở các chợ trên thành phố đều đặn đặt hàng thì nay suốt tháng không có đơn hàng nào.
Không riêng gì hộ ông Đống, nhiều hộ sản xuất kinh doanh mặt hàng hải sản khô tại Hà Tĩnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế cũng bị tác động tiêu cực từ sự cố môi trường biển này. Trong đó, nhất là các hộ sản xuất, kinh doanh các mặt hàng tôm khô, mực khô, mực sấy… Điều đáng nói, có không ít lượng hàng được nhập từ trước khi xảy ra sự cố môi trường biển nhưng vẫn không bán được….
Thực tế tại các chợ trên địa bàn miền Trung, số lượng hàng bán ra chưa đầy 10% so với trước khi xảy ra sự cố môi trường biển. Theo một số hộ kinh doanh hàng hải sản khô tại chợ Đông Ba (TP. Huế), trước đây mặt hàng mực khô, tôm khô rất được nhiều du khách lựa chọn làm quà, song hiện nay mặt hàng hải sản khô bán khá chậm.
Một tiểu thương kinh doanh mặt hàng này phân trần, khi chưa có công bố các loại hải sản thuộc tầng đáy, các tiểu thương tại đây nhập hàng từ nhiều nguồn khác nhau, thậm chí có thời điểm khan hiếm thì nhập từ các tỉnh phía Nam. Nhưng từ ngày xảy ra sự cố môi trường biển, chỉ nhập ở trong tỉnh vì lượng khách mua giảm hẳn. Bình thường một ngày bán trên chục triệu đồng tiền hàng nhưng nay bán được một vài triệu đồng hàng hải sản khô là vui rồi…
Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng hải sản khô cho rằng, đối với các hộ kinh doanh các mặt hàng hải sản (trong đó có hải sản khô), nếu các hộ đó có hộ khẩu hoặc điểm kinh doanh đặt tại vùng bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển, thì nhà nước cũng nên có sự xem xét hỗ trợ để giảm bớt những khó khăn, hoặc hỗ trợ để chuyển đổi sang kinh doanh ngành hàng khác; giúp người dân duy trì hoạt động kinh doanh, ổn định cuộc sống.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
