Grab hỗ trợ tiểu thương “số hóa” chợ truyền thống
![]() |
Việc số hóa chợ truyền thống cũng tạo thêm cơ hội thu nhập cho đối tác tài xế, thêm lựa chọn mua lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu cho khách hàng, nhất là trong mùa mua sắm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Sáng kiến này là một phần trong lộ trình thực hiện sứ mệnh Grab Vì Cộng Đồng với mục tiêu góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số và mang đến những thay đổi tích cực về kinh tế - xã hội cho mọi người dân Việt Nam.
Dù các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị hay cửa hàng tiện lợi đang trên đà phát triển mạnh mẽ, các kênh bán lẻ truyền thống như chợ, tiệm tạp hóa... vẫn duy trì mức phát triển ổn định. Theo số liệu của Nielsen, Việt Nam có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa và 9.000 chợ truyền thống, chiếm thị phần 75%, doanh thu trên dưới 10 tỷ USD mỗi năm. Còn theo Kantar Worldpanel Việt Nam, các kênh bán lẻ truyền thống vẫn đang đáp ứng đến 85% nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, các chợ truyền thống đang bị đặt dưới áp lực phải chuyển đổi số để duy trì hoạt động. Xu hướng tiêu dùng chuyển từ offline sang online ngày càng rõ nét kéo theo nhu cầu mua sắm online tăng vượt bậc, trong khi các tiểu thương chợ truyền thống lại thiếu hẳn kinh nghiệm, công cụ và nguồn lực để chuyển đổi số.
Theo bà Nguyễn Thái Hải Vân - Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam, “Dịch Covid-19 đang tạo ra những thay đổi mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng đặt ra áp lực chuyển đổi số cho mọi thành phần trong nền kinh tế, nhất là với các doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp nhỏ vốn chủ yếu hoạt động offline. Họ cần ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số, nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị bỏ lại phía sau trong nền kinh tế số. Việc giúp tiểu thương chợ truyền thống có được cửa hàng online trên GrabMart sẽ hỗ trợ họ duy trì hoạt động và thích nghi tốt hơn trong giai đoạn bình thường mới. Sáng kiến này cũng là một phần trong cam kết Grab Vì Cộng Đồng của Grab tại Việt Nam, đóng góp thiết thực vào việc thúc đẩy mua sắm trực tuyến và chuyển đổi số theo định hướng của Chính phủ.”, cho biết.
Từ tháng 9/2020, Grab đã thử nghiệm đưa chợ truyền thống lên nền tảng GrabMart tại Đà Nẵng và Hà Nội với những kết quả bước đầu rất tích cực, với số lượng đơn hàng trung bình hằng ngày vào tháng 12/2020 tăng gấp 2 lần so với tháng trước đó.
Việt Nam là nước thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á mà Grab triển khai sáng kiến số hóa chợ truyền thống. Việc hỗ trợ các tiểu thương chợ truyền thống chuyển đổi số phù hợp với định hướng đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số của Chính phủ, đặc biệt trong giai đoạn bình thường mới. Thông qua sáng kiến này, nền tảng Grab có thể mang đến lợi ích toàn diện và thiết thực cho mọi người dùng trong hệ sinh thái.
Các tiểu thương có thể mở sạp hàng online trên GrabMart, từ đó tiếp cận được với nền tảng khách hàng rộng lớn và mạng lưới đối tác giao hàng rộng khắp của Grab. Họ cũng có thể tận dụng ưu thế công nghệ và kinh nghiệm kinh doanh trên nền tảng số của Grab, siêu ứng dụng đa dịch vụ hàng đầu Việt Nam, để có thêm đơn hàng và tăng thêm doanh thu.
Các đối tác tài xế có thêm cơ hội nâng cao thu nhập khi có thể vừa chở khách, giao thức ăn, giao hàng hóa, giao nhu yếu phẩm. Người dùng có thêm một lựa chọn mua các mặt hàng thiết yếu đa dạng như rau, củ, quả, thịt, cá, sữa, hoa tươi… từ các sạp hàng tại chợ truyền thống một cách tiện lợi, an toàn và nhanh chóng chỉ trong vòng 1 giờ.
Hiện tại, GrabMart đang mang đến lợi ích thiết thực cho gần 100 tiểu thương tại các chợ truyền thống tại Đà Nẵng, Hà Nội và TP.HCM, bao gồm chợ Nghĩa Tân, chợ Thành Công, chợ Ngọc Khánh, chợ Hữu Tiệp, chợ Linh Lang, chợ Cống Vị, chợ Bưởi (Hà Nội); chợ Hàn, chợ Cồn (Đà Nẵng); chợ Hòa Hưng, chợ Bà Chiểu, chợ Tân Mỹ, chợ Tân Bình (TP.HCM). Grab Việt Nam đặt mục tiêu sẽ tăng số lượng tiểu thương tại 3 thành phố này lên gấp 10 lần trước cuối năm 2021.
Với sáng kiến số hóa chợ truyền thống, từ nay đến hết Tết Tân Sửu, Grab cam kết thực hiện các hoạt động hỗ trợ truyền thông, khuyến mại để tăng nhận diện thương hiệu cho chợ truyền thống trên GrabMart với tổng ngân sách dự kiến lên đến hơn 5 tỷ đồng. Đây cũng là cách Grab góp phần giữ gìn và lan tỏa giá trị văn hóa của chợ truyền thống đến gần hơn thế hệ trẻ - thành tố chính trong nền kinh tế số.
Các hỗ trợ bao gồm: hỗ trợ tiểu thương đăng ký bán hàng trên GrabMart, hỗ trợ truyền thông và chi phí khuyến mại, hỗ trợ nâng cao hình ảnh của sạp hàng tại chợ. “Các hoạt động hỗ trợ này sẽ giúp các tiểu thương có thêm đơn hàng từ GrabMart để đáp ứng nhu cầu mua sắm lương thực, nhu yếu phẩm trong dịp cuối năm. Đặc biệt, thay vì phải chen chúc tại chợ, sắp tới khách hàng có thể tìm mua các mặt hàng như bánh, mứt, mâm ngũ quả… chuẩn bị cho Tết Tân Sửu ngay trên chợ truyền thống của GrabMart.” bà Nguyễn Thái Hải Vân cho biết thêm.
Nhân dịp chính thức triển khai sáng kiến số hóa chợ truyền thống tại Việt Nam, người dùng có thể nhập mã khuyến mại SAMTET để được miễn phí giao hàng với giá trị tối đa 22 nghìn đồng cho tất cả đơn hàng từ chợ truyền thống được đặt trên GrabMart, áp dụng từ hôm nay đến hết ngày 14/2/2021. GrabMart được Grab triển khai tại Việt Nam từ tháng 3/2020 nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm lương thực và hàng hóa thiết yếu của người dân trong trong giai đoạn dịch Covid-19.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
