Gian nan bảo vệ chỉ dẫn địa lý cà phê
![]() |
Ảnh minh họa |
Đăk Lăk được mệnh danh là thủ phủ cà phê của Việt Nam, với diện tích trồng trọt trên 200 ngàn hecta, sản lượng hàng năm trên 450 ngàn tấn cà phê nhân, giá trị xuất khẩu khoảng 600 triệu USD… Đây chính là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm địa phương, phải có chiến lược khai thác hợp lý lâu dài, khuếch trương danh tiếng, cũng như góp phần tạo dựng hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. Do đó, Đăk Lăk cần xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý loại nông sản này.
Theo ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, trong bối cảnh hội nhập, việc sản xuất và thương mại hoá các sản phẩm cà phê một cách bền vững có chứng nhận, có chỉ dẫn địa lý là một trong những xu hướng phát triển quan trọng. Điều này đã được một số quốc gia đặc biệt quan tâm như Colombia, với chỉ dẫn địa lý cà phê “Cafe de Colombia”, hay Jamaica với cà phê Blue Mountain…
Thực tế cho thấy, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột đang có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường, cạnh tranh bình đẳng với cà phê của các quốc gia khác. Song sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt và mỗi sản phẩm phải tự tìm một hướng đi, một chiến lược tiếp cận thị trường phù hợp, với xu hướng tiêu dùng mới, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, sản phẩm tích hợp cả những giá trị xã hội, môi trường…
Ông Minh cho hay, trước những yếu tố quan trọng quyết định đến thương hiệu của cà phê Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đăk Lăk đã đứng tên đăng bạ chỉ dẫn địa lý “Cà phê Buôn Ma Thuột” để được bảo hộ trong nước và tiến tới bảo hộ quốc tế. Chỉ dẫn địa lý “Cà phê Buôn Ma Thuột” được đăng bạ theo Quyết định số 896/ QĐ-SHTT ngày 14/10/2005 của Cục sở hữu trí tuệ. Đăng bạ này có giá trị bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên, việc quản lý chỉ dẫn địa lý cho nông sản là một thách thức lớn đối với các tác nhân có liên quan. Trong đó, quan trọng nhất là quản lý quy trình sản xuất, chế biến bảo đảm chất lượng sản phẩm và quản lý hệ thống kinh doanh, truy xuất nguồn gốc xuất xứ.
Cùng với đó, việc bảo hộ thương hiệu ở các thị trường ngoài nước đối với chỉ dẫn địa lý, một loại tài sản chung của cộng đồng, là một chiến lược cần phải được tính toán, cân nhắc. Bởi đây là một quá trình lâu dài, tốn kém nhiều nguồn lực, với lộ trình phù hợp, cần phải có sự chung tay đóng góp hiệu quả của từng tác nhân chủ chốt trong ngành hàng, trong đó quan trọng nhất là đại diện chủ sở hữu thương hiệu.
Theo ông Minh, trước mắt, đại diện chủ sở hữu thương hiệu cần nhanh chóng đăng ký bảo hộ tại các thị trường lớn để kịp thời đối phó với những vụ đăng ký mang tính chất xâm phạm quyền của một số chủ thể ở nước ngoài, cũng như để khẳng định quyền sở hữu thương hiệu hợp pháp tại các thị trường xuất khẩu trọng yếu của cà phê Buôn Ma Thuột.
Đơn cử như vụ việc, một DN Trung Quốc đăng ký bảo hộ “Buôn Ma Thuột Coffee” tại Trung Quốc. Sau 2 năm tiến hành các thủ tục pháp lý yêu cầu hủy bỏ đăng ký bảo hộ “Buôn Ma Thuột Coffee” trên lãnh thổ Trung Quốc, yêu cầu mới có hiệu lực.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Đăk Lăk còn đồng thời nộp đơn đăng ký bảo hộ “Buôn Ma Thuột Coffee” dưới các hình thức khác nhau tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến nay đã có 12/17 quốc gia và vùng lãnh thổ đồng ý bảo hộ “Buôn Ma Thuột Coffee”.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
