agribank-vietnam-airlines

Giảm thuế xăng dầu: Chấp nhận hụt thu để hỗ trợ nền kinh tế

Đỗ Lê
Đỗ Lê  - 
Trong bối cảnh giá xăng dầu liên tục tăng cao đang gây áp lực ngày càng lớn tới lạm phát, ổn định vĩ mô và hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống người dân thì việc giảm thuế xăng dầu được đánh giá là động thái tích cực.
aa
giam thue xang dau chap nhan hut thu de ho tro nen kinh te Chính phủ trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Chấp nhận bài toán đánh đổi trong ngắn hạn

Theo dự án Nghị quyết điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) với xăng, dầu, mỡ nhờn mà Bộ Tài chính vừa hoàn thiện, dự kiến sẽ giảm 2.000 đồng với mỗi lít xăng; 1.000 đồng mỗi lít với dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn; và 700 đồng mỗi lít dầu hỏa. Dự án giảm thuế này được xây dựng theo trình tự, thủ tục rút gọn, dự kiến có hiệu lực thi hành từ 1/4 đến hết năm nay. Như vậy nếu được thông qua, mỗi lít xăng dự kiến giảm tương ứng 2.200 đồng, dầu giảm 1.100 đồng (gồm VAT). Đây là mức giảm gấp đôi so với phương án được Bộ Tài chính đưa ra trước đó và tương tự với đề xuất mới đây của Bộ Công thương cũng như đáp ứng đúng với kỳ vọng và khuyến nghị đóng góp cho dự thảo của nhiều chuyên gia, tổ chức.

Tính toán của Bộ Tài chính cho thấy, với việc điều chỉnh giảm như trên, dự kiến số thu thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn (tính trên cơ sở sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2019) sẽ giảm cả năm khoảng 29.035 tỷ đồng, từ đó tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước (NSNN) (bao gồm cả thuế BVMT, thuế VAT) cả năm khoảng 31.938 tỷ đồng/năm. Nếu chính sách này có hiệu lực từ đầu tháng 4 đến hết năm nay, ước tính sẽ khiến NSNN giảm thu khoảng 23.954 tỷ đồng (bao gồm cả thuế BVMT, thuế giá trị gia tăng).

Đồng tình cao với đề xuất trên của Bộ Tài chính, TS. Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, mức dự kiến hụt thu như vậy là mức mà NSNN có thể chịu đựng được.

Bên cạnh việc giảm thuế BVMT ở mức như Bộ Tài chính vừa đề xuất, một số chuyên gia và tổ chức cho rằng, cần nghiên cứu giảm cả các loại thuế khác liên quan (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu…), chấp nhận thu ngân sách (từ xăng dầu) có thể giảm lớn hơn con số trên hoặc không tăng thêm so với dự toán ban đầu.

giam thue xang dau chap nhan hut thu de ho tro nen kinh te
Giá xăng tăng cao đang là gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp

Nhìn từ góc độ khác, TS. Võ Trí Thành - chuyên gia kinh tế cho rằng, bên cạnh giảm thuế BVMT (là thuế được tính theo giá trị tuyệt đối), Bộ Tài chính có thể nghiên cứu dùng một phần trong phần tăng thu do giá xăng tăng (của các loại thuế theo giá trị tương đối theo giá xăng như thuế VAT, thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt). Bởi khi lập dự toán ngân sách, Bộ Tài chính dựa trên kịch bản giá dầu ở mức nào đó - ví dụ là 70 USD/thùng - để ước tính tỷ lệ thu các thuế tương đối theo mức giá này. Trong khi đó, giá dầu từ khoảng tháng 10 năm ngoái đến nay biến động tăng mạnh, nên thuế thu được cũng nhiều khả năng tăng theo so với mức dự kiến ban đầu. “Đây chính là phần tăng mà ngân sách chưa tính đến. Do đó, có thể nghiên cứu lấy một phần thu tăng thêm đó quay trở lại hỗ trợ giảm giá xăng dầu mà không ảnh hưởng tới dự toán ngân sách ban đầu”, TS. Thành đề xuất.

Cùng quan điểm này, TS. Cấn Văn Lực cho rằng Bộ chủ quản nên tính toán một vài kịch bản về giá xăng dầu năm nay. Trong đó cần tính đến kịch bản nếu giá xăng dầu tăng hơn mức dự toán tương đối, ví dụ 10% trở lên, thì lúc đó có phương án sử dụng phần tăng thu thêm từ các loại thuế do giá tăng đó hỗ trợ trở lại để giảm đà tăng của giá xăng dầu trong nước.

Giảm thuế sẽ được nhiều hơn mất

Theo PGS.TS. Phạm Thế Anh - Trưởng Bộ môn Kinh tế vĩ mô, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, thời điểm hiện nay Chính phủ nên mở rộng chính sách hỗ trợ thuế và phí cho các mặt hàng đang có giá cả tăng cao, đặc biệt những hàng hóa có vai trò là nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như xăng dầu. Bên cạnh đó, cần cân nhắc chính sách hỗ trợ giá điện cho doanh nghiệp, người dân. Khi thực hiện các chính sách như vậy, chúng ta phải chấp nhận nguồn thu ngân sách trước mắt có thể giảm xuống, song đổi lại sẽ có được sự ổn định nguồn thu trong trung hạn. Vì khi kinh tế phục hồi, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất trở lại, thị trường và chuỗi sản xuất thông suốt thì nguồn thu thuế theo đó sẽ tăng lên.

giam thue xang dau chap nhan hut thu de ho tro nen kinh te

TS. Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê - cho rằng, nỗi lo hụt thu ngân sách là có thể hiểu và đồng cảm được. Nhưng cũng cần đặt chính sách tài khóa trong góc nhìn dài hơi hơn, chấp nhận trước mắt hụt thu ngân sách nhiều hơn nhưng sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, hỗ trợ cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh phát triển sản xuất. Và khi sản xuất tăng sẽ là nguồn để cho thu thuế từ sản xuất tăng trở lại, giúp bù đắp cho phần hụt thu trước đó.

Vì vậy theo chuyên gia này, việc tính toán đủ liều lượng và triển khai kịp thời để kiềm chế đà tăng của giá xăng dầu là rất quan trọng trong lúc này. “Chính sách tốt, giải pháp tốt nhưng thực hiện chậm vẫn không có tác dụng”, ông Lâm nói và cho rằng, trong bối cảnh giá xăng dầu tăng quá cao như hiện nay, đến tháng 4 mới giảm thuế BVMT là chậm, nhiều doanh nghiệp nhất là trong lĩnh vực giao thông vận tải, đánh bắt thủy sản… khó cầm cự nổi.

Trong khi đó theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế, VCCI - Tổ chức trước đó trong đóng góp cho dự thảo Nghị quyết của Bộ Tài chính đã kiến nghị cần tăng mức giảm thuế BVMT lên mức 2.000 đồng/lít với xăng; 1.000 đồng/lít với dầu, mỡ nhờn - cho rằng, dự án Nghị quyết mới nhất của Bộ Tài chính là phù hợp. Tuy nhiên vị này nhấn mạnh việc giảm thuế chỉ là một phần mà cần phải có một gói chính sách hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp. Trong đó ngoài việc giảm thuế, phí thì cần các hình thức hỗ trợ khác như tạm hoãn thanh, kiểm tra định kỳ thường xuyên; giảm các thủ tục hành chính…

Về trung và dài hạn, TS. Võ Trí Thành cho rằng để duy trì ổn định và chủ động đối với mặt hàng xăng dầu, có ba vấn đề cần tập trung giải quyết. Đó là vấn đề cạnh tranh thị trường; dự trữ dầu quốc gia và nghiên cứu điều chỉnh khung khổ pháp lý liên quan (đặc biệt là liên quan đến tính linh hoạt trong chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu; sự cần thiết của Quỹ bình ổn…).

Cùng quan điểm trên, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, bên cạnh việc rà soát lại để có cơ cấu thuế phí phù hợp hơn thì cần xem xét lại phương thức quản lý giá xăng dầu. Trong bối cảnh giá biến động mạnh theo ngày như hiện nay cần phương thức linh hoạt hơn, như có thể giảm lần điều chỉnh giá xuống 5 ngày/lần. Trong khi đó, cũng cần xem xét lại Quỹ Bình ổn xăng dầu, như có nhất thiết duy trì quỹ này không. Nếu duy trì thì phải có các phương thức cải tiến quỹ này như thế nào cho hiệu quả hơn.

Cũng theo TS. Cấn Văn Lực, giải pháp căn cơ hơn để giảm thiểu những tác động tiêu cực của giá xăng dầu là cần hướng đến đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu cả trong nước và ngoài nước trong dài hạn. Chính phủ cần sớm cho phép mở rộng, nâng cao năng lực dự trữ xăng dầu quốc gia để giảm bớt lệ thuộc và tác động của giá xăng dầu thế giới tăng cao đến sự ổn định và phát triển kinh tế trong nước.

Chiều 11/3, liên Bộ Công thương - Tài chính quyết định tăng giá bán lẻ xăng dầu. Theo đó, giá xăng E5RON92 bán lẻ ở mức 28.985 đồng (tăng 2.908 đồng/lít); xăng RON 95 có giá 29.824 đồng/lít (tăng 2.990 đồng/lít). Đây là lần tăng thứ 7 liên tiếp, đưa giá xăng dầu trong nước lên mức cao nhất từ trước tới nay.
Đỗ Lê

Tin liên quan

Tin khác

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia kháng chiến chống Mỹ

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia kháng chiến chống Mỹ

Sáng 9/4, Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư.

Bế giảng lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung K73.A22

Chiều ngày 31/1/2024, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ bế giảng lớp Cao cấp Lý luận chính trị hệ tập trung K73.A22, khóa học 2023 - 2024 cho 53 học viên đến từ các Vụ, cục, đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan là Bộ, ngành Trung ương tại Hà Nội.

Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2023

Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 sẽ diễn ra từ ngày 11 - 14/12/2023 tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Sự kiện do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp tổ chức.

Cẩn trọng trước áp lực lạm phát gia tăng

Nhu cầu tiêu dùng tăng dịp cuối năm, thị trường xăng dầu còn nhiều bất định vì phụ thuộc diễn biến kinh tế - chính trị trên thế giới, giá điện bình quân vừa tăng thêm 4,5%... là những yếu tố tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2 tháng cuối năm. Theo các chuyên gia, tuy lạm phát năm nay vẫn hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng các yếu tố trên có thể làm gia tăng áp lực lạm phát trong năm tới.

Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 sẽ diễn ra tại Đà Nẵng

Chiều 18/9/2023, tại Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo liên quan đến việc tổ chức hội nghị Bộ trưởng phụ trách thông tin ASEAN lần thứ 16 và các hội nghị liên quan (AMRI 16).

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ngành

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh, trước những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế đặt ra đối với công tác giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cần tiếp tục quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đào tạo, cũng như chiến lược phát triển, đòi hỏi mới từ thực tiễn của ngành Ngân hàng

Công bố chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt năm 2023

Chủ đề chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt năm nay là “Kết nối dữ liệu, thúc đẩy thanh toán thông minh”. Hội thảo Quốc gia Ngày không tiền mặt năm 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 16/6 tới đây.

Năm nhiệm vụ trọng tâm triển khai Quy hoạch điện VIII

Ngày 19/5/2023, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công bố Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2023, với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương, đơn vị chức năng của Bộ Công Thương, các Tập đoàn năng lượng (EVN, PVN, TKV) và cơ quan truyền thông.

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 15/5, Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Thoibaonganhang.vn trân trọng giới thiệu Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đánh giá một cách khách quan và toàn diện tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ đầu nhiệm kỳ đến nay”.

Khai mạc Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII

Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII (Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ) chính thức khai mạc sáng 15/5 tại Thủ đô Hà Nội. Theo chương trình, Hội nghị diễn ra từ ngày 15-17/5.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data