Giải pháp giảm tải hạ tầng
![]() | Xã hội hóa phát triển hạ tầng: Đâu là hướng đi? |
![]() | Đấu giá tạo công bằng trong dự án hạ tầng |
Tính đến năm 2017, dân số trên địa bàn thủ đô là 7,6 triệu người. Trong vòng 5 năm gần đây, dân số Hà Nội đã tăng khoảng 43 vạn người, mức tăng dân số cơ học lên tới 5 vạn người/năm. TP. Hồ Chí Minh cũng trong tình trạng tương tự khi mật độ dân số cao gấp 13 lần mật độ trung bình của cả nước. Chính vì thế, việc giải bài toán nhu cầu về nhà ở càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết và sự ra đời các chung cư cao tầng là sự tất yếu đáp ứng quá trình đô thị hóa.
![]() |
Các khu đô thị vùng ven góp phần giảm tải giao thông nội đô |
Sự hiện diện của các tòa nhà cao tầng, nhất là các công trình cao tầng đa chức năng chẳng những giúp hàng triệu người dân ở các đô thị lớn có cơ hội có được một nơi ở riêng cho mình, mà còn làm giảm sự dịch chuyển và khoảng cách giữa các chức năng trong đô thị, giảm thiểu sử dụng đất và bảo tồn cảnh quan sinh thái.
Trước đó, nhiều quan điểm lại cho rằng, càng có nhiều tòa nhà cao tầng thì tình trạng tắc đường, hiện tượng mất cân bằng sinh thái, quá tải về hạ tầng... càng trầm trọng. Tuy nhiên, không ít chuyên gia cho rằng, không nên đổ hết mọi “trách nhiệm” gây ra ùn tắc giao thông cho nhà cao tầng.
Liên quan đến vấn đề này, ông Khương Văn Mười, Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam lập luận tại Hội thảo "Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan với hệ thống hạ tầng đô thị tại các thành phố lớn ở Việt Nam" vừa diễn ra mới đây, rằng không phải nhà cao tầng, mà nhà ống dày đặc, sử dụng nhiều đất đai mới chính là một trong những nguyên nhân gây bất ổn ở các đô thị lớn tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Đỗ Dũng, Công ty tư vấn CPG Consultants Singapore cho biết, nhà cao tầng là một trong các giải pháp khai thác hiệu quả không gian đô thị, vừa phù hợp với việc tái cấu trúc không gian đô thị mà vẫn không làm thay đổi hệ số sử dụng đất và quan trọng là không gây áp lực lên hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông. Đây cũng là một trong những chỉ tiêu của một đô thị phát triển bền vững.
Mặc dù vậy, trước sự quá tải về hạ tầng giao thông ở nội độ như hiện nay, xu hướng được nhiều chuyên gia ủng hộ là phát triển các khu đô thị vệ tinh theo tầm nhìn đô thị đa trung tâm, mang tính liên kết không gian vùng khi hạ tầng giao thông kết nối vùng đang dần hoàn thiện, việc di chuyển vào trung tâm thành phố dễ dàng sẽ thu hút người dân đến sinh sống ở các địa phương vùng ven.
Tập đoàn Vinhomes là một trong nhiều nhà đầu tư cũng đã định hướng phát triển các khu đô thị vệ tinh cách trung tâm nội thành khoảng 20 - 30 km, nhằm giãn dân ra khỏi khu lõi trung tâm, qua đó góp phần giảm tải gánh nặng giao thông, ô nhiễm…
Từ đó, tạo lập các khu đô thị vệ tinh với quy mô lớn, cơ sở hạ tầng phát triển và tiện ích đồng bộ, nhằm hướng tới một phân khúc khách hàng đang chiếm tỷ trọng lớn tại Việt Nam. Đây được coi là xu thế tất yếu tại các nước phát triển và Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
Tin liên quan
Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Niềm tin người mua nhà được củng cố

Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát
