agribank-vietnam-airlines

Giải đáp về chuyển quyền sử dụng đất khi không có di chúc

 - 
Hỏi: Bố tôi mất đột ngột không để lại di chúc. Gia đình tôi chỉ có 2 mẹ con (tôi là con một), ông bà nội của tôi cũng đã mất, nay tôi muốn chuyển quyền sử dụng đất của cha mẹ sang tên mình có được không? Thủ tục hồ sơ gồm những giấy tờ gì? - Lương Ngọc Sơn, Kim Bôi, Hòa Bình
aa
Giải đáp về chuyển quyền sử dụng đất khi không có di chúc
Ảnh minh họa

Trả lời: Trước tiên, cần xác định di sản thừa kế của bố bạn là một phần ngôi nhà và thửa đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) mà bố, mẹ bạn đang đứng tên. Do tài sản này được hình thành khi bố bạn còn sống trong thời kỳ hôn nhân với mẹ bạn nên được xác định là tài sản chung vợ chồng (Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000).

Về nguyên tắc, khối tài sản này sẽ được chia đôi: bố bạn 1/2, mẹ bạn 1/2 tài sản. Do đó, để có thể chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản khác gắn liền với đất, bạn và mẹ bạn phải làm thủ tục khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đối với phần tài sản của bố bạn để lại trong khối tài sản chung vợ chồng.

Theo quy định tại Điều 675, 676 Bộ luật Dân sự năm 2005, bố bạn mất không để lại di chúc nên di sản bố bạn để lại được phân chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất (gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết).

Do gia đình bạn chỉ có một người con là bạn, mẹ bạn còn sống và ông bà nội đã mất thì người thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế sẽ là mẹ bạn và bạn (vợ, con của người chết). Bạn có thể làm thủ tục khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn nơi có bất động sản. Việc bạn muốn được đứng tên quyền sở hữu nhà đất chỉ có thể thực hiện được khi có sự thỏa thuận đồng ý của mẹ bạn.

Hồ sơ khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế gồm: Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu của cơ quan công chứng nơi tiếp nhận yêu cầu của bạn; sổ đỏ; giấy chứng tử của bố bạn; chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn của mẹ bạn với bố bạn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của mẹ bạn; chứng minh nhân dân; sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, sơ yếu lý lịch của bạn; giấy tờ chứng minh ông, bà nội của bạn đã chết và quan trọng nhất là thỏa thuận đồng ý của mẹ bạn cho bạn đứng tên sở hữu nhà đất.

Tin liên quan

Tin khác

(INFOGRAPHIC) 4 bước cần thiết lấy lại tiền khi lỡ chuyển khoản nhầm

(INFOGRAPHIC) 4 bước cần thiết lấy lại tiền khi lỡ chuyển khoản nhầm

Chuyển khoản nhầm tới số tài khoản của người lạ là sự cố mà rất nhiều người gặp phải. Nhưng khi phát hiện chuyển khoản nhầm, người dùng không thể hoàn tác cũng như không thể yêu cầu ngân hàng hủy giao dịch. Vậy người dùng cần phải làm gì để lấy lại tiền?

Ưu đãi 15% phí bảo hiểm sức khỏe cao cấp BIC Smart Care

Chào mừng kỷ niệm 67 năm ngày thành lập Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), từ nay đến ngày 26/04/2024, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) triển khai chương trình “Sinh nhật linh đình, rinh ưu đãi xịn” dành tặng khách hàng tham gia bảo hiểm sức khỏe cao cấp BIC Smart Care.

Xu hướng xài thẻ tín dụng thông minh của giới trẻ

Không còn e dè trước định kiến thẻ tín dụng là “bẫy tiêu dùng”, người trẻ ngày nay với sự nhanh nhạy về thông tin thị trường cùng với việc thông thạo hệ thống thanh toán điện tử đang dùng thẻ tín dụng một cách hiệu quả hơn, quản lý tài chính cá nhân tốt hơn so với thói quen dùng thẻ nhiều năm trước.
Giao dịch tài chính trực tuyến cẩn trọng thông tin cá nhân

Giao dịch tài chính trực tuyến cẩn trọng thông tin cá nhân

Ông Chris Connell, Giám đốc Điều hành Kaspersky khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết, tội phạm mạng vẫn đang không ngừng tìm cách tấn công nhắm vào người dùng ngân hàng trực tuyến, thương mại điện tử và công nghệ kỹ thuật số…
“Muôn hình vạn trạng” chiêu trò lừa đảo

“Muôn hình vạn trạng” chiêu trò lừa đảo

Không có bất cứ ngân hàng nào yêu cầu khách hàng cung cấp mật khẩu, thông tin thẻ, mã OTP trong bất cứ trường hợp nào.
Tiêu tiền thưởng Tết: Mua sắm, lì xì rồi làm gì nữa để tiền đẻ ra tiền?

Tiêu tiền thưởng Tết: Mua sắm, lì xì rồi làm gì nữa để tiền đẻ ra tiền?

Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các doanh nghiệp phần lớn cũng đã chi trả lương tháng thứ 13 hoặc thưởng Tết cho cán bộ nhân viên. Dù ít hay nhiều, mỗi người lao động đều đã có kế hoạch chi tiêu cho mình dịp Tết này.    
Thông tin tín dụng: Những điều có thể bạn chưa biết

Thông tin tín dụng: Những điều có thể bạn chưa biết

Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) hỗ trợ khách hàng đăng ký để tự kiểm tra thông tin, điểm tín dụng của bản thân và kết nối nhu cầu vay với các TCTD qua ứng dụng CIC Credit Connect...
Ưu đãi đặc biệt  khi tham gia bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life Việt Nam tại Sacombank

Ưu đãi đặc biệt khi tham gia bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life Việt Nam tại Sacombank

Đánh dấu 5 năm hợp tác, Sacombank và Dai-ichi Life Việt Nam phối hợp triển khai chương trình ưu đãi hoàn tiền dành cho khách hàng đóng phí tái tục, khôi phục hợp đồng bảo hiểm đã mất hiệu lực và tham gia mới các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ như An tâm Hạnh phúc, An tâm Đầu tư, Đại gia An phúc, Nâng bước tương lai, K-care.    
Cẩn thận với các app tín dụng đen

Cẩn thận với các app tín dụng đen

Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu, Công an TP.HCM cho biết qua rà soát phát hiện có hơn 200 ứng dụng cho vay trực tuyến do người nước ngoài cầm đầu, hoạt động liên kết, chặt chẽ với các đối tượng trong nước.
Cẩn trọng hơn trong giao thương quốc tế

Cẩn trọng hơn trong giao thương quốc tế

Do tình trạng lừa đảo trong giao dịch quốc tế gia tăng nên các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp trong nước áp dụng phương thức, điều kiện thanh toán phổ biến và an toàn như thư tín dụng (L/C) không hủy ngang có xác nhận tại các ngân hàng quốc tế uy tín để được ngân hàng bảo lãnh; hạn chế cho phép trả chậm...
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data