Gia tăng buôn bán tiền giả qua mạng
![]() | Bắt giữ đối tượng vận chuyển gần 600 triệu tiền giả |
![]() | Bán tiền giả qua Facebook |
Qua theo dõi tại các trang mua bán hàng trên facebook thì nhiều đối tượng bất chấp những quy định của pháp luật, công khai bán tiền giả. Đặc biệt trên facebook tại các trang bán hàng, xuất hiện nhiều đối tượng bán các loại tiền giả mệnh giá từ 50.000, 100.000, 200.000 hay 500.000 đồng công khai với số lượng lên tới hàng trăm triệu đồng. Giá chào bán tiền giả phổ biến 1 triệu đồng tiền thật lấy 10 triệu tiền giả.
![]() |
Nhan nhản những thông tin rao bán tiền giả trên các trang mạng xã hội |
Nhiều nickname rao bán công khai, với những lời quảng cáo “mỹ miều” để thu hút người mua, như người mua chỉ cần để lại tên, địa chỉ nhận hàng cụ thể và số điện thoại, kèm theo đó là đặt cọc tiền 30% bằng thẻ cào điện thoại là sẽ có người giao hàng tận tay. Hay như phương châm của người bán cũng rõ ràng, bán tiền giả, trao hàng tận tay, giao hàng tận nhà. Hầu hết các nickname rao bán tiền giả khẳng định, tiền giả giống tiền thật đến gần 100%, chỉ có máy soi tiền mới phát hiện được, còn bằng mắt thường thì “bó tay”.
Đơn cử, trên facebook tại trang “Chợ hoa lan miền Bắc” thường xuyên xuất hiện những nickname rao bán tiền giả. Ví như, một người bán có nickname Nguyễn Minh Châu rao bán “Tiền - Giả - Ship - Toàn - Quốc - Chất - Lượng - Hàng - Đầu Thế Giới; Tiền giả Khuyến Mãi Đặc Biệt.!...”.
Chủ bán này còn lưu ý: “Đọc kỹ, nghe kỹ, đừng làm mất thời gian của nhau. Mình đã mua thành công ở shop Mệnh Giá Tiền được làm chất liệu polime giống tiền thật 97%. Sử dụng rất an toàn và khó bị phát hiện, không nhàu, không ướt. Có độ đàn hồi. Giao dịch 1 triệu = 10 triệu đồng; 2 triệu = 20 triệu đồng; 5 triệu = 50 triệu đồng; 10 triệu = 110 triệu đồng”.
Hay như, qua thăm dò, một tài khoản bán tiền giả lưu ý với khách hàng của mình không nên tin những người bán yêu cầu đặt cọc trước rồi chuyển tiền giả qua đường chuyển phát nhanh, bưu điện. Vì cách này chắc chắn không thể chuyển được, những tài khoản bán tiền giả thông báo chuyển tiền qua đường bưu điện là những tài khoản lừa đảo…
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những trường hợp rao bán tiền giả công khai trên các trang mạng thường là những đối tượng xấu, nhằm lừa đảo tiền của những người hám lợi. Nhiều trường hợp, người mua chuyển tiền đặt cọc trước xong thì bên bán chặn số điện thoại, chặn tin nhắn, chặn facebook… Người mua không thể nào liên hệ được với người bán.
Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50, Bộ Công an) khuyến cáo, thông tin rao bán tiền giả trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo… là thủ đoạn được tội phạm đưa ra, nhằm lừa đảo người dân hám lợi. Cơ quan chức năng xác định trên thị trường không xuất hiện các giao dịch tiền giả như thông tin trên mạng xã hội thời gian qua.
Theo cơ quan chức năng, những đối tượng xấu, thường tung thông tin này nhằm dụ dỗ, thuyết phục người dân chuyển tiền đặt cọc rồi chiếm đoạt. Khi thực hiện hành vi gian dối này, các đối tượng xấu thường dùng tài khoản facebook, số điện thoại và tài khoản ngân hàng đứng tên người khác.
Chính vì thế, nhiều tài khoản facebook của người sử dụng thường hay bị hacker chiếm dụng để phục vụ cho việc đăng tải những thông tin lừa đảo. Bằng biện pháp nghiệp vụ, cơ quan chức năng sẽ tiến hành giám sát, xác minh làm rõ cá nhân phát tán thông tin mua bán tiền giả gây xôn xao dư luận.
Trước những thông tin quảng cáo về tiền giả gần giống 100% tiền thật, trao đổi với cán bộ kho quỹ của một chi nhánh ngân hàng nhà nước thì được cán bộ này cho hay, những đối tượng xấu lấy tiền thật để chụp hình rồi tung lên mạng, đăng trong các bài rao bán tiền giả nhằm đánh lừa thị giác của người xem. Không có chuyện, tiền giả lại giống gần 100% tiền thật.
Bởi tiền thật có những hình ảnh, dấu hiệu bảo an, chỉ có cơ quan có chức năng in tiền của một quốc gia mới làm được. Trên thực tế, những đối tượng xấu không thể làm được những tờ tiền giả mà giống gần 100% tiền thật. Đây là chiêu trò quảng cáo của các đối tượng xấu nhằm tạo lòng tin cho những người nhẹ dạ cả tin.
Trước những thông tin rao bán tiền giả tràn lan trên các trang mạng xã hội, gây bất bình trong dư luận xã hội, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc để điều tra làm rõ những đối tượng xem thường pháp luật để đẩy lùi vấn nạn này. Đồng thời, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng mạng xã hội, lợi dụng công nghệ để lừa đảo người dân, qua đó lập lại trật tự an toàn xã hội và an ninh mạng.
Những trường hợp rao bán tiền giả trên các trang mạng xã hội mà bị điều tra phát hiện là có giao dịch mua bán thật thì hành vi này cấu thành tội tàng trữ, lưu hành tiền giả. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định Điều 180 Bộ luật Hình sự. Còn nếu các đối tượng không bán tiền giả mà sử dụng việc này để lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền từ 2 triệu đồng trở lên thì cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại điều 139 Bộ luật Hình sự. Theo Luật sư Nguyễn Phúc Thái, Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng, Giám đốc Công ty Luật TNHH Minh Phước |
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
