Giá lao dốc, người nuôi tôm hùm gặp khó
Kiểm soát, ngăn chặn việc nhập khẩu tôm hùm đất Xuất khẩu tôm hùm tăng kỷ lục |
Theo ông Ngô Đình Pho, một người nuôi tôm hùm ở TP. Cam Ranh (Khánh Hòa), giá tôm hùm thương phẩm trước Tết Nguyên đán ở mức khá cao, khoảng 800.000 đồng/kg đối với loại tôm 3 - 4 con/kg. Thế nhưng, từ sau Tết, giá tôm hùm giảm liên tục, hiện chỉ còn khoảng 680.000 đồng/kg.
Ông Pho cho biết, giá giảm mạnh trong khi chi phí nuôi tôm lại không ngừng tăng, từ giống đến thức ăn và chi phí nhân công. Ngoài ra, tỷ lệ hao hụt tôm trong quá trình nuôi rất lớn, lên đến hơn 25%, trong khi giá thức ăn tăng cao, khiến cho người nuôi lâm vào cảnh thua lỗ.
Tương tự, gia đình ông Đinh Văn Hưởng cũng có 80 lồng tôm hùm xanh trên vịnh Cam Ranh. Mặc dù, thu hoạch được hơn 2,2 tấn tôm, nhưng với giá bán 690.000 đồng/kg, ông vẫn lỗ gần 230 triệu đồng.
“Chi phí nuôi năm nay rất cao, nhất là giá tôm giống, thức ăn, và nhân công. Với mức giá này, người nuôi tôm phải bán với giá từ 830.000 đồng/kg trở lên mới có lãi”, ông Hưởng cho biết.
Theo ông Lê Đăng Tiến, Trưởng Ban Quản lý cảng Đá Bạc, từ sau Tết Nguyên đán, mỗi ngày có khoảng 25 tàu chở tôm hùm cập cảng Đá Bạc để đưa tôm lên xe lạnh, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc. Sản lượng tôm qua cảng Đá Bạc khoảng 25 tấn/ngày. Tôm hùm nuôi ở vịnh Cam Ranh còn được thu hoạch và đưa về các bến dân sinh rồi xuất bán cho các thương lái.
Song theo ông Nguyễn Văn Tuấn, chủ vựa thu mua tôm xuất khẩu đi Trung Quốc ở TP. Cam Ranh, dù việc xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc vẫn thuận lợi, nhưng giá giảm mạnh do có sự cạnh tranh lớn từ các nước khác như: Australia, Philippines, Indonesia và Malaysia.
Ngoài ra, thị trường Trung Quốc đang tăng nhu cầu tôm cỡ nhỏ, trong khi tôm cỡ lớn lại giảm mạnh. Điều này khiến giá tôm hùm Việt Nam bị ảnh hưởng, dù sản lượng xuất khẩu vẫn tăng.
Trước tình hình này, các cơ quan chức năng nhấn mạnh, cần tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu cho tôm hùm, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Việc xây dựng các chuỗi liên kết giữa người nuôi tôm và các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu cũng phải được củng cố để bảo đảm đầu ra ổn định.
Đồng thời, việc tạo ra khu vực biển riêng cho việc nuôi tôm hùm để đảm bảo công tác truy xuất nguồn gốc xuất khẩu cũng là một vấn đề quan trọng. Các chuyên gia khuyến cáo, nên nghiên cứu, hoàn thiện quy trình nuôi tôm hùm qua nhiều giai đoạn và phát triển các loại thức ăn công nghiệp cho tôm hùm nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí thức ăn và giảm thiểu rủi ro dịch bệnh.y
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
