Gia Lai đặt mục tiêu GRDP bình quân đạt 133 triệu đồng/người vào năm 2030
![]() |
UBND tỉnh Gia Lai đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,57%/năm |
Trên cơ sở đó, tỉnh Gia Lai đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,57%/năm. Tỷ trọng nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, thuế sản phẩm tương ứng 26,62%, 28,94%, 39,84% và 4,6%; GRDP bình quân đầu người 133 triệu đồng/năm (theo giá hiện hành); thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 9-10%/năm; tỷ lệ đô thị hóa đạt 40%; có trên 82% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao chiếm trên 20%.
Cùng đó, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo 73% (trong đó, lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 25%); tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1-2%/năm; đạt 30 giường bệnh/vạn dân, 10 bác sĩ/vạn dân; 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 77,5%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 90% trở lên.
Gia Lai cũng phấn đấu tỷ lệ che phủ rừng đạt 49,2% (bao gồm cả cây công nghiệp thân gỗ và cây trồng đa mục đích). Quốc phòng-an ninh khu vực biên giới được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, duy trì ổn định.
![]() |
Địa phương cũng đặt mục tiêu, phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng bản sắc văn hóa Gia Lai, trọng tâm là con người Gia Lai, chăm lo đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. |
Đến năm 2045, Gia Lai là “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”, trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người. Là tỉnh tiên phong trong chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn dựa trên cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với chuyển đổi số và kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập. Hình thành các mô hình nông nghiệp sinh thái, hiện đại, thông minh; nông nghiệp hữu cơ có thương hiệu. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp thân thiện môi trường, phục vụ nông nghiệp; phát triển dịch vụ logistics, khoa học và công nghệ để xây dựng chuỗi sản phẩm nông nghiệp. Chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.
Phát triển kinh tế rừng gắn với phục hồi hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, tạo sinh kế cho người dân. Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng. Xây dựng năng lực đổi mới, sáng tạo.
Địa phương này cũng đặt mục tiêu, phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng bản sắc văn hóa Gia Lai, trọng tâm là con người Gia Lai, chăm lo đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Quốc phòng - an ninh được đảm bảo vững chắc... Đóng góp tích cực vào sự phát triển chung về kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
