agribank-vietnam-airlines

Giá bán lẻ bất hợp lý, người tiêu dùng chịu thiệt

Linh Linh
Linh Linh  - 
Hiệp hội Gas Việt Nam kiến nghị cần có thông tư về xử lý trách nhiệm hình sự về một số hành vi vi phạm trong kinh doanh gas kèm theo có chế tài xử phạt thật nặng để răn đe, hạn chế tái vi phạm tình trạng sang chiết nạp trái phép dù chỉ là một chai gas...
aa
Gian nan cuộc chiến chống gian lận thương mại

Cạnh tranh bằng… cắt tai, mài vỏ

Theo số liệu của Bộ Công thương, hiện trên thị trường, có trên 80 thương nhân kinh doanh khí LPG có nhãn hiệu cung cấp LPG chai, khoảng 200 tổng đại lý kinh doanh LPG (gas) và khoảng 13.000 cửa hàng bán LPG chai. Nhưng thị trường kinh doanh gas đã và vẫn đang xảy ra tình trạng gian lận thương mại và cạnh tranh quyết liệt bằng nhiều thủ đoạn. Tình trạng này đã xuất hiện 10 năm nay nhưng việc xử lý đến nay vẫn chưa triệt để.

Giá bán lẻ bất hợp lý, người tiêu dùng chịu thiệt
Thị trường kinh doanh gas đã và đang xảy ra tình trạng gian lận thương mại và cạnh tranh quyết liệt bằng nhiều thủ đoạn

Rất bức xúc, ông Trần Trọng Hữu, Phó chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam phát biểu: vấn đề nổi cộm trong suốt thời gian qua và liên tục kéo dài đến hiện nay là tình trạng sang chiết nạp gas trái phép, thu gom, chiếm dụng bình gas của nhau. Trong khi gas là mặt hàng có nguy cơ cháy, nổ cao, đòi hỏi bình gas phải đáp ứng yêu cầu rất nghiêm ngặt trong thiết kế, chế tạo, kiểm định, về an toàn lao động, về phòng cháy chữa cháy, chiết nạp, vận chuyển, sử dụng gas.

Để đảm bảo các điều kiện này, các thương nhân làm ăn nghiêm túc phải đầu tư rất lớn hàng trăm tỷ đồng vào bình gas. Bình gas phải đăng ký nhãn hiệu, phải được kiểm định, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ. Nhưng nhiều người khác đã thu lợi bất chính bằng gian lận, họ đã mài chữ nổi trên vỏ chai của các hãng khác, cắt tai, mài vỏ, thay đổi kết cấu, logo để biến thành bình gas của mình, tung ra thị trường.

Vì thế, trên thị trường có nhiều bình gas là giả nhãn hiệu của thương nhân có uy tín, vỏ bình bị hoán cải, không rõ nguồn gốc xuất xứ, bị chiếm dụng trái pháp luật.

Xử lý vi phạm mỗi nơi một kiểu

Những hành vi gian lận này là những mầm mống gây ra những vụ tai nạn, cháy nổ, gây thiệt hại cho người tiêu dùng làm xã hội bất bình. Cách kinh doanh gian lận này đã gây nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh làm thiệt hại cho nhà kinh doanh gas chân chính, khiến nhà nước thất thu thuế.

“Các hành vi trên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển lành mạnh thị trường gas, làm giảm lòng tin của người tiêu dùng và nghiêm trọng hơn là gây bất ổn an ninh, trật tự trong xã hội. Với các hình thức gian lận thương mại này đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kinh doanh gas tại thị trường của Việt Nam”, ông Đỗ Trọng Hiếu (Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương) xác nhận.

Mặc dù trước tình trạng này, các cơ quan chức năng đã tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh gas, nhất là hành vi chiếm dụng, sang chiết trái pháp luật, giả nhãn hiệu, vi phạm về sở hữu trí tuệ, chiếm đoạt, hoán cải vỏ bình gas…

Trong năm 2017 có nhiều vụ vi phạm lớn đã được các cơ quan chức năng phát hiện, kiểm tra thu giữ hàng nghìn bình gas gian lận, bị chiếm dụng trái phép. Trong đó nổi lên các vụ ở Khu công nghiệp Yên Phong Bắc Ninh, vụ ở Dị Sử Hưng Yên, vụ Hải Dương gas, vụ ở Trảng Bàng Tây Ninh, gas Phúc Khang ở Hoà Bình…

Nhưng gian lận vẫn tiếp tục xảy ra và trong năm 2018 đã phát hiện nhiều vụ việc ở các địa phương như Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Sóc Trăng, Bình Dương, Sơn La…

Tuy việc kiểm tra, bắt giữ các vi phạm đã phần nào ngăn cản được các bình gas gian lận không bảo đảm chất lượng vào thị trường nhưng việc xử lý, theo các DN vẫn chưa hiệu quả. Việc xử lý các vỏ bình gas bị các lực lượng chức năng tịch thu, xử lý của mỗi lực lượng, mỗi địa phương khác nhau, cùng một loại hành vi vi phạm, có vụ việc xử lý hình sự, có vụ việc sau khi xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền.

Với vỏ bình bị tịch thu thì có vụ được mang đấu giá, có vụ thì trả về cho chủ sở hữu, có vụ được đem tiêu hủy. Nhưng có vụ số vỏ bình gian lận bị tịch thu lại được trả cho chính đối tượng vi phạm. Các DN cho rằng cái cách mỗi nơi xử lý vi phạm một kiểu đó phần nào đã hạn chế hiệu quả, hiệu lực của pháp luật trong hoạt động kinh doanh gas.

DN lách luật, người dùng trả giá

Bên cạnh những hành vi gian lận thì thị trường gas cũng chưa có được sự cạnh tranh lành mạnh, vẫn còn hiện tượng các DN lách luật chạy đua chiết khấu để giành giật thị trường. Hiện nay mức chiết khấu phổ biến của các DN kinh doanh gas cho các đại lý bán hàng lên tới 60.000 thậm chí 70.000 đồng/bình. Chi phí đưa bình gas từ cửa hàng giao đến người sử dụng là 20.000-25.000 đồng/bình.

Như vậy, nếu bình gas có giá 350.000 đồng, riêng chi phí bán hàng đã lên tới gần 100.000 đồng, bằng khoảng 40% giá bán bình gas. Đây là điều bất hợp lý và thiệt thòi đối với người tiêu dùng.

Một điểm bất hợp lý khác trong giá bán lẻ gas hiện hành, là mặc dù 45% gas cung cấp cho thị trường được sản xuất ở trong nước, song giá gas lại phụ thuộc hoàn toàn vào giá khí hóa lỏng (LPG) nhập khẩu. Giá LPG thế giới tăng, lập tức giá gas trong nước tăng tương ứng và ngược lại. Và việc các DN định giá bán lẻ gas trong nước hoàn toàn theo giá nhập khẩu là chưa phù hợp vì gas trong nước không bị chi phối bởi các chi phí vận chuyển từ các nước về Việt Nam, tỷ giá, thuế suất như gas nhập khẩu.

Để thị trường gas hoạt động lành mạnh, đẩy lùi tình trạng gian lận, ông Trần Hữu Tuấn (Công ty Alttek Global JSC) đề xuất áp dụng các công cụ truy xuất nguồn gốc, các mã điện tử sản phẩm để quản lý từ khâu xuất nhập hàng đại lý đến các sản phẩm bán lẻ. Với giải pháp này, chính người tiêu dùng có thể kiểm tra đơn giản, nhanh chóng. Còn Hiệp hội Gas Việt Nam thì kiến nghị cần có thông tư về xử lý trách nhiệm hình sự về một số hành vi vi phạm trong kinh doanh gas kèm theo có chế tài xử phạt thật nặng để răn đe, hạn chế tái vi phạm tình trạng sang chiết nạp trái phép dù chỉ là một chai gas.

Linh Linh

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 16,480 USD xuống 3.221,45 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.245,41 USD/oz, tăng 0,81 USD so với đầu phiên.
Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Các chuyên gia và nhà đầu tư cùng chung nhận định rằng căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính hỗ trợ kim loại quý. Thị trường đang báo hiệu rằng vàng là tài sản dẫn đầu trong thời kỳ bất định phía trước.
Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Từ 15h chiều 10/4, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu, đánh dấu lần hạ thứ ba liên tiếp trong vòng một tháng. Xăng RON 95-III - mặt hàng phổ biến nhất trên thị trường - giảm mạnh 1,710 đồng, còn 19,200 đồng/lít, mức thấp nhất kể từ năm 2021. Cùng lúc, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt hạ 1,120 - 1,320 đồng mỗi lít. Đợt điều chỉnh phản ánh xu hướng giảm giá nhiên liệu toàn cầu và tạo dư địa hỗ trợ chi phí đầu vào cho sản xuất, vận tải và tiêu dùng trong nước.
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,415 USD xuống 2.981,8 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.995,7 USD/oz, tăng 5,4 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data