agribank-vietnam-airlines

Fed giảm lãi suất: Thêm dư địa cho chính sách tiền tệ

Nguyễn Vũ
Nguyễn Vũ  - 
Rạng sáng ngày 19/9 (giờ Việt Nam), Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm xuống phạm vi 4,75% - 5,00% trên cơ sở những diễn biến lạm phát gần đây.
aa
Lạm phát dịu đi, tạo cơ hội cho Fed giảm lãi suất [Infographic] Fed giảm lãi suất, chính thức bắt đầu chu kỳ nới lỏng

Đây là lần cắt giảm lãi suất đầu tiên kể từ tháng 3/2020 của Fed. Trong tuyên bố sau cuộc họp chính sách này, các nhà hoạch định chính sách của Fed cho biết, cơ quan này đã có thêm niềm tin rằng lạm phát đang trên lộ trình ổn định hướng tới mức mục tiêu 2%. Mặt khác, Fed cũng đã sẵn sàng điều chỉnh lập trường chính sách tiền tệ trong trường hợp rủi ro xuất hiện có thể cản trở việc đạt được các mục tiêu về lạm phát và việc làm của cơ quan này. Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách của Fed cũng đưa ra tín hiệu có thể giảm lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm vào cuối năm nay. Tiếp đó, Fed dự kiến cắt giảm lãi suất 4 lần trong năm 2025 và giảm lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm 2026. Fed cũng nâng dự báo về tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vào cuối năm 2024 lên mức 4,4%, từ mức 4% đưa ra vào tháng 6/2024.

Dư địa điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt hơn trong hỗ trợ phục hồi kinh tế
Dư địa điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt hơn trong hỗ trợ phục hồi kinh tế

Theo TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, việc Fed giảm lãi suất tới 0,5% là không quá bất ngờ với thị trường. Dựa trên các số liệu tích cực hơn như về lạm phát các dự đoán khẳng định chắc chắn Fed sẽ giảm lãi suất vấn đề chỉ là giảm bao nhiêu. Có thể Fed nhận thấy nếu giảm 0,25% thì mức độ ảnh hưởng đến nền kinh tế nhỏ, trong khi thị trường lao động “nhấp nhổm”, niềm tin về sức cầu chưa cao... Để hạn chế nguy cơ suy thoái cần giảm lãi suất mạnh hơn.

Đồng quan điểm, TS. Châu Đình Linh - Chuyên gia ngân hàng cho biết, không quá bất ngờ đối với quyết định giảm lãi suất của Fed bởi cơ quan này đã phát đi thông điệp chính sách định hướng từ nhiều cuộc họp trước đó. Việc Fed giảm lãi suất có nhiều tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó có chính sách tiền tệ. Cụ thể, giúp thu hẹp chênh lệch lãi suất giữa đồng VND và USD giảm áp lực lên lãi suất VND, đồng thời sẽ kéo dòng vốn ngoại ở lại Việt Nam mà không chảy sang thị trường khác, đặc biệt là Mỹ. Cộng hưởng là nguồn cung ngoại tệ dự báo tiếp tục tích cực trong thời gian tới nhờ xuất khẩu tăng trưởng tích cực, kiều hối thường chảy mạnh vào dịp cuối năm... giúp sức ép lên tỷ giá vơi đi rất nhiều. Ngoài ra, NHNN có thể tranh thủ mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối giúp niềm tin vào giá trị đồng nội tệ trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng sẽ gia tăng.

TS. Võ Trí Thành cho rằng, động thái cắt giảm lãi suất của Fed sẽ làm giảm áp lực lên chính sách tiền tệ ở các nước nhất là nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. NHNN có thêm dư địa điều hành chính sách linh hoạt hơn trong hỗ trợ phục hồi kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng nhất là giải tỏa áp lực tăng lãi suất trong thời gian qua.

“Thực tế thời gian qua, mặt bằng lãi suất huy động đã tăng để ngân hàng hút vốn phục vụ cho cầu tín dụng cuối năm. Điều này dấy lên lo ngại lãi suất cho vay điều chỉnh tăng. Tuy nhiên với việc áp lực tỷ giá nhẹ gánh hơn, ngân hàng có thêm nhiều dư địa để giữ mặt bằng lãi suất ổn định, thậm chí là có thể giảm thêm đối với các lĩnh vực ưu tiên. Điều này đối với Việt Nam rất cần thiết không chỉ để đạt mục tiêu cao hơn năm nay, mà còn phục hồi sau tác động bất lợi của bão”, TS. Thành phân tích thêm.

Một yếu tố tích cực từ việc Fed giảm lãi suất, nhà đầu tư nước ngoài có thể quyết định mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, bởi môi trường kinh doanh, tình hình chính trị ổn định. Việc vốn FDI tiếp tục tăng trưởng minh chứng cho điều này. Ngay cả đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán cũng đã có tín hiệu tích cực, khi khối ngoại đã mua ròng trở lại sau một thời gian dài bán ròng. Ba phiên đầu tuần (16-18/9), khối ngoại đã mua ròng gần 1.000 tỷ đồng.

Từ phân tích trên, có thể thấy áp lực lên điều hành chính sách tỷ giá, lãi suất vơi đi khá nhiều. TS. Châu Đình Linh cho rằng, cơ quan điều hành có thể tận dụng dư địa chính sách để hỗ trợ kinh tế trong nước. Đầu tiên quan trọng nhất giai đoạn này là tập trung giải pháp chính sách khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng thiên tai thông qua nắn dòng vốn vào khu vực này; giãn hoãn, miễn giảm lãi, giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ... giúp người dân, doanh nghiệp sớm vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh. Trong đó, NHNN cố gắng tận dụng dư địa chính sách đang dư dả tạo môi trường lãi suất thuận lợi, tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm lãi suất cho vay chia sẻ với doanh nghiệp, thúc đẩy cầu tín dụng đóng góp tăng trưởng GDP trong năm 2024.

Thực tế thời gian vừa qua, NHNN đã chủ động phát đi tín hiệu rất tích cực khi liên tục giảm lãi suất OMO. Gần đây nhất ngày 16/9, NHNN đã giảm lãi suất OMO về 4%/năm cho thấy nhà điều hành định hướng hỗ trợ thanh khoản hệ thống thiết lập một mặt bằng lãi suất liên ngân hàng thấp hơn trong thời gian tới. Lãi suất liên ngân hàng thấp hơn có thể giúp các ngân hàng giảm lãi suất huy động. Từ đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay.

Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn hơn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 nếu chỉ tập trung giải pháp hỗ trợ từ chính sách tiền tệ sẽ không đạt hiệu quả cao mà tạo thêm gánh nặng cho nhà điều hành. Vấn đề đặt ra hiện nay làm sao tăng khả năng hấp thụ vốn. Để giải quyết hiệu quả bài toán này, TS. Châu Đình Linh lưu ý, cần có sự hỗ trợ từ chính sách tài khóa thông qua một loạt giải pháp kích cầu như giảm thuế, phí, rốt ráo gỡ vướng mắc pháp lý liên quan đến thị trường bất động sản...

Nguyễn Vũ

Tin liên quan

Tin khác

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai.
Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Thông tư 45/2011/TT-NHNN.
NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

Ngày 4/4, NHNN ban hành Quyết định số 1689/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của NHNN triển khai Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tuyến và dựa trên dữ liệu giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030.
Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có văn bản số 138/HHNH-PLNV tham gia ý kiến về Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (thay thế) nhằm tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) trong quy định về quản lý thuế.
Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

"Không để ai bị bỏ lại phía sau" là tinh thần xuyên suốt trong chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện cho DNNVV là điều vô cùng cần thiết. Bởi DNNVV chiếm đến 98% khu vực kinh tế tư nhân, trong khi khu vực này hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho khoảng 82% tổng số lao động đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội.
Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 06/2025/QĐ-TTg quy định về việc đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) với cơ sở in, đúc tiền để in tiền giấy, sản xuất tiền kim loại.
Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Ngày 21/3/2025, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng sẽ tổ chức Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”. Hội thảo có sự tham dự của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú; Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân; cùng các lãnh đạo các đơn vị thuộc NHNN, các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học; đại diện các bộ, ngành, tổ chức tín dụng và các cơ quan thông tấn - báo chí.
Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam (TCTD). Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2025.
VietinBank chào bán trái phiếu ra công chúng (Đợt 2)

VietinBank chào bán trái phiếu ra công chúng (Đợt 2)

VietinBank thông báo chào bán trái phiếu ra công chúng Đợt 2 (Giấy chứng nhận đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng số 233/GCN-UBCK do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 16/12/2024)
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data