Đừng cắt đi lựa chọn của người tiêu dùng
![]() | Thúc đẩy dùng xăng sinh học: Cần thay đổi ý thức của người tiêu dùng |
![]() | Khuyến khích người tiêu dùng sử dụng nhiên liệu xăng sinh học |
8 giờ sáng ngày thứ hai đầu tuần, chị đồng nghiệp đột nhiên đăng một dòng trạng thái trên mạng xã hội với chút bực bội. Chả là trên đường đến cơ quan họp giao ban buổi sáng, cô vào đổ xăng cho chiếc xe máy Lead của mình và vì là một người có trách nhiệm với xã hội, mong góp sức bảo vệ môi trường, nên lần này cô chuyển qua đổ xăng sinh học E5 RON92 (E5). Đáng buồn là sau một đoạn đường ngắn tiếp theo, chiếc xe lập tức chết máy. “Chưa từng bị thế. Cửa hàng sửa xe chưa mở. Đành uống trà sữa đợi…”, chị cho biết.
![]() |
Tôi cũng đi xe Lead, từ trước đến giờ chỉ sử dụng xăng khoáng mà không dùng xăng sinh học, nghe câu chuyện của chị đồng nghiệp nói trên thú thực là có chút suy nghĩ mình là người may mắn. Từ đầu năm 2018, khi xăng sinh học bắt đầu được bán đại trà, xăng khoáng RON 92 (A92) không còn được các cửa hàng xăng dầu kinh doanh, tôi chuyển qua đổ xăng khoáng RON 95 (A95).
Thảng hoặc, trong tôi cũng có suy nghĩ hay chuyển sang đổ xăng E5, vừa rẻ hơn lại nghe nói góp phần bảo vệ môi trường, nhưng do thiếu thông tin về loại xăng này và lo ngại vấn đề an toàn sử dụng nên chưa quyết định. Nay nhân đọc thông tin một số DN kinh doanh xăng dầu đầu mối kiến nghị loại xăng khoáng ra khỏi thị trường, chỉ cho kinh doanh xăng sinh học và việc bạn đồng nghiệp ca thán về xăng E5 như kể ở trên, nên tôi lục tài liệu trên mạng đọc thử, cũng phát hiện ra nhiều điều.
Theo thông tin được đăng tải trên website của Petrolimex Hà Nội, xăng sinh học E5 có nhiều đặc tính tốt khi sử dụng cho các phương tiện giao thông. Chẳng hạn như, dù được quy chuẩn như nhau theo QCVN 01:2009/BKHCN và TCVN, nhưng xăng E5 có trị số octan cao hơn A92 nên chống kích nổ tốt hơn và vì vậy tốt hơn cho động cơ; có hàm lượng ôxy cao hơn (do được pha trộn 4-5% thể tích etanol) nên quá trình cháy sạch và triệt để hơn.
Trong khi đó, sử dụng xăng E5 góp phần đảm bảo an ninh năng lượng (thay thế một phần xăng khoáng bằng nhiên liệu sinh học, là nhiên liệu có khả năng tái tạo); giúp bảo vệ môi trường, giảm thiểu các khí thải độc hại của động cơ; và đảm bảo sự phát triển về nông nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm, ổn định đời sống và gia tăng thu nhập cho người nông dân, đặc biệt là nông dân trồng sắn sử dụng để chế biến etanol phối trộn ra xăng E5.
Tuy nhiên, ngay cả nguồn tin trên cũng khuyến cáo một số trường hợp không nên sử dụng, hoặc cần cẩn trọng khi sử dụng xăng E5. Website của Petrolimex Hà Nội khuyến cáo: Không nên sử dụng xăng E5 cho động cơ cần sử dụng A95”. Về vấn đề này, một số tờ báo có đăng tải khá cụ thể. Xăng E5 phù hợp với các loại xe máy có chỉ số nén dưới 10:1, gồm các loại như Dream, Wave, Sirius, Vision… Trong khi đó, các loại có chỉ số nén cao hơn thì được khuyên dùng RON95, gồm xe SH, Air Blade, Lead, Exciter, Piaggio…
Với ô tô, các kỹ thuật viên cũng khuyến cáo người dùng cần sử dụng loại xăng theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất cho từng loại động cơ để đạt hiệu suất tối ưu. Động cơ có tỷ số nén nhỏ hơn 9,5 thì có thể dùng xăng E5; tỷ số nén lớn hơn 9,5 nên dùng xăng A95, như vậy kích nổ sẽ tốt hơn. Các yếu tố khác từ độ bốc, tiêu hao nhiên liệu, độ an toàn... hai loại xăng này có tác dụng tương đương nhau.
Vậy, nếu trường hợp thay xăng sinh học cao hơn, tương ứng với A95 và thay thế cho xăng A95 hiện nay thì sao? Cũng theo website của Petrolimex Hà Nội, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải lưu tâm. Nguồn tin trên khuyến cáo rằng không nên sử dụng xăng E5 đối với các loại xe có động cơ đời cũ, xe sử dụng trên 10 năm, xe nhái thương hiệu hoặc đã thay thế các phụ tùng không chính hãng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ (ống dẫn nhiên liệu của các xe này có thể bị lão hóa, rò rì và xăng E5 ăn mòn cao hơn xăng khoáng).
Đồng thời, do etanol có khả năng hòa tan vô hạn trong nước nên nếu xăng sinh học bị lẫn nước (hoặc bị hấp thụ nước từ môi trường có độ ẩm cao) thì nước có thể kéo etanol ra khỏi xăng gây ra hiện tượng phân lớp trong xăng khiến xăng giảm chất lượng, gây hỏng hóc động cơ. Do vậy, cần hạn chế tối đa để xăng E5 tiếp xúc với không khí. Không nên đổ xăng E5 vào bình chứa xăng khi không sử dụng xe trong thời gian từ 30 ngày trở lên…
Theo thông tin từ Bộ Công thương, thống kê sơ bộ trong 2 tháng đầu năm nay, tổng lượng xăng tiêu thụ nội địa đạt khoảng 1.429.905 m3, trong đó xăng E5 chiếm tỷ trọng khoảng 42%; phần còn lại là A95. Dù tỷ trọng xăng E5 tiêu thụ đã cải thiện rất nhiều từ mức 8-9% trong năm 2017, nhưng các DN cho rằng thực trạng này chưa đạt như kỳ vọng, cho dù họ đã nỗ lực tăng sự hiện diện về vòi bơm, số lượng điểm bán E5.
Để xăng sinh học đi vào đời sống, có lẽ các cơ quan chức năng, DN kinh doanh xăng dầu cần tuyên truyền hơn nữa, đặc biệt là minh bạch các khác biệt về chất lượng, khuyến cáo khi sử dụng, lưu trữ… đối với loại xăng này. Nhưng trên hết, cũng nên công bằng với người tiêu dùng, bởi xăng sinh học vẫn được khuyến cáo không nên dùng với động cơ cũ, xe để lâu không sử dụng… thì cũng đừng cắt đi lựa chọn phù hợp hơn của họ.
Hãy để những cậu sinh viên nhà nghèo, những hàng rau sáng sáng vẫn chạy xe máy từ Đông Anh lên Hà Nội bán… được sử dụng chiếc xe đã cũ của mình với xăng A95.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
