hoa-sen-home-mb

Đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất công nghệ cao hàng đầu khu vực

Thanh Tuyết
Thanh Tuyết  - 
Mới đây, Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh (SHTP) đã cho ra mắt Trung tâm điện tử, vi mạch bán dẫn (ESC). Sự kiện này có ý nghĩa rất quan trọng khi Việt Nam đang đứng trước “cơ hội vàng” để trở thành một mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu trong ngành công nghệ thông tin, điện tử viễn thông.
aa
Đà Nẵng ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao Xây dựng phương án hỗ trợ đầu tư công nghệ cao

Theo PGS.TS. Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban quản lý SHTP, trong “cuộc đua” tham gia vào chuỗi giá trị, Việt Nam đang có những lợi thế cạnh tranh về địa chính trị, nền kinh tế cởi mở và hội nhập, các nền tảng về nguồn nhân lực và những tích lũy khác được tạo ra trong suốt 20 năm qua của ngành công nghiệp vi mạch, bán dẫn.

Trước đó, UBND TP.Hồ Chí Minh đã ban hành Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đến nay, chương trình này đã được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Mới đây nhất, Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Hồ Chí Minh cũng nêu rõ những ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư chiến lược vào thành phố bao gồm công nghiệp mạch tích hợp bán dẫn, công nghệ thiết kế, chế tạo linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp (IC), điện tử linh hoạt (PE), chip… có quy mô vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên.

Đặc biệt, gần đây, các cơ hội đầu tư được mở ra khi nhiều tập đoàn lớn của Mỹ vào Việt Nam tìm hiểu cơ hội, trong đó có những tên tuổi đáng chú ý như Apple, Microsoft, Boing, Meta, Google... Cùng với sự hợp tác của các doanh nghiệp công nghệ Mỹ, dự kiến trong năm 2024, Việt Nam có khả năng khai thác, sản xuất chất bán dẫn ở quy mô lớn hơn. Hơn nữa, doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể trở thành những nhà cung ứng lớn cho các tập đoàn công nghệ Mỹ như Foxconn, Luxshare trong thời gian tới khi hai nước có thêm bước phát triển, đã nâng tầm đối tác chiến lược trong quan hệ song phương.

Việc thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao và thúc đẩy chuyển giao công nghệ tại Việt Nam đã đạt được một số kết quả tích cực
Việc thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao và thúc đẩy chuyển giao công nghệ tại Việt Nam đã đạt được một số kết quả tích cực

Thực tế những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm tiếp tục đẩy mạnh, thu hút hiệu quả đầu tư FDI như Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017, Luật Đầu tư năm 2020, Quyết định số 29/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về ưu đãi đầu tư đặc biệt, Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 2/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030… nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng toàn diện trong công tác thu hút, sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ mới, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho thấy, tính đến nay Việt Nam có 38.084 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 453,26 tỷ USD; vốn thực hiện lũy kế ước đạt gần 287,1 tỷ USD. Riêng trong 9 tháng năm 2023, có 2.254 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư (tăng 66,3% so với cùng kỳ), với tổng vốn đăng ký đạt hơn 10,23 tỷ USD (tăng 43,6% so với cùng kỳ) và 2.539 giao dịch góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp đạt hơn 4,82 tỷ USD (tăng 47% so với cùng kỳ). Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông, thời gian qua việc thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao và thúc đẩy chuyển giao công nghệ tại Việt Nam đã đạt được một số kết quả tích cực. Việt Nam đã bước đầu đón dòng vốn đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ cao như Intel, Samsung… Việc các tập đoàn công nghệ toàn cầu đang đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực sản xuất công nghệ cao tại Việt Nam khiến thị trường nội địa mở rộng nhanh chóng. Tuy nhiên, để “giữ chân” được những tập đoàn công nghệ lớn này, ngoài việc ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách ưu đãi thuế, phí, đất đai phù hợp, Việt Nam cần chuẩn bị đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, nhà xưởng và nhân lực chất lượng cao.

Bộ KH&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao. Dự thảo Nghị quyết quy định việc áp dụng thí điểm các hình thức hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao có quy mô vốn đầu tư lớn hoặc doanh thu cao và doanh nghiệp đầu tư dự án trung tâm nghiên cứu và phát triển… Dự thảo nêu rõ các hình thức hỗ trợ đầu tư như hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chi phí đầu tư tạo tài sản cố định và hệ thống công trình hạ tầng xã hội, chi phí sản xuất sản phẩm công nghệ cao, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển. Theo dự thảo, Nghị quyết này có hiệu lực thi hành trong thời gian 5 năm, kể từ ngày 01/ 01/2024.

Bàn về vấn đề này, một số chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chính là nhân tố thúc đẩy doanh nghiệp trong nước cải thiện năng suất, đổi mới công nghệ thông qua áp lực cạnh tranh, áp dụng các mô hình sản xuất mới của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để phát triển và thích ứng với bối cảnh toàn cầu hóa. Các doanh nghiệp trong nước đang từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

“Tuy nhiên, việc cập nhật công nghệ, tỷ lệ doanh nghiệp trong nước đầu tư cho R&D còn hạn chế. Việc chuyển giao công nghệ trong thời gian qua chưa được như mong đợi. Sự lan tỏa công nghệ từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong nước vẫn đang là vấn đề cần đánh giá, xem xét một cách nghiêm túc, bởi thực tế chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Do vậy, cần xây dựng chính sách và cơ chế liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, từ phát triển công nghiệp hỗ trợ, liên kết theo chuỗi cung ứng sản phẩm, chuyển giao và ứng dụng công nghệ. Đồng thời, các doanh nghiệp nội cần chủ động tìm kiếm các kênh chuyển giao công nghệ thông qua hợp đồng mua phát minh, bản quyền, thương quyền, hợp tác nghiên cứu với cơ quan, tổ chức trong nước, chuyển giao công nghệ thông qua FDI, không bị động trong việc tìm kiếm công nghệ thích hợp với từng doanh nghiệp”, chuyên gia khuyến cáo.

Thanh Tuyết

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành các mức thuế cao hơn trong 90 ngày.
Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

“TP. Hồ Chí Minh hy vọng doanh nghiệp có thể tham gia các dự án lớn, nhất là hạ tầng tại thành phố", ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh bày tỏ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data