agribank-vietnam-airlines

Dự thảo thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP: Phạm vi quá rộng, lo khó thực thi

Nhất Thanh
Nhất Thanh  - 
"Đồ sộ" là cụm từ mà bà Nguyễn Việt Hà đến từ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) dùng để miêu tả về Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng và Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP khi nội dung lên tới hơn 100 trang, gấp 3 lần Luật giao dịch điện tử, Luật an ninh mạng…
aa
VNNIC: Mạng Internet di động Viettel có tốc độ nhanh nhất Cần làm gì để tăng tốc mạng Internet gia đình

Còn ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông nhìn nhận, đây là một văn bản phức tạp bậc nhất với nhiều quy định chồng lấn với các pháp luật khác, thậm chí trở thành rào cản phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp dịch vụ internet và thông tin trên mạng.

Chỉ nói riêng nghĩa vụ mới cho doanh nghiệp cung cung cấp dịch vụ mạng xã hội và kho ứng dụng, quy định về giấy phép, giấy tờ tương đương giấy phép trước khi đưa ứng dụng lên kho ứng dụng của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài (Điều 26.3.i Dự thảo). Ông Đồng phân tích, hiện nay hầu hết người dân dùng điện thoại thông minh sử dụng các dịch vụ trong các kho ứng dụng của Apple Play, Google Play đều là nhà cung cấp nước ngoài. Vậy nên hiểu thế nào về các nghĩa vụ này? Chỉ áp dụng cho mảng game, các ứng dụng do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý, hay với tất cả các ứng dụng khác? Nếu mở rộng như vậy, quy trình đánh giá tuân thủ sẽ rất phức tạp, đặc biệt là phát sinh gánh nặng thủ tục hành chính.

Trong khi ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc Điều hành khu vực Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, chỉ ra, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Dự thảo Nghị định là quá rộng, bao gồm một loạt các dịch vụ thông tin trực tuyến và nghĩa vụ đã được điều chỉnh trong các quy định chuyên ngành khác như quảng cáo, dịch vụ trực tuyến, sở hữu trí tuệ, viễn thông và bảo vệ dữ liệu cá nhân (Điều 1). Dự thảo Nghị định cũng điều chỉnh cả các công ty có mô hình kinh doanh chính là cung cấp dịch vụ doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam (tức là các dịch vụ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hoặc dịch vụ trực tuyến B2B) (Điều 2); Nghĩa vụ của bên thứ ba (cloud, data center); Nghĩa vụ của nhà cung cấp giải pháp thanh toán…

“Ban Soạn thảo cần làm rõ các đối tượng thuộc phạm vi của Dự thảo Nghị định, và loại bỏ các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba (không được phép hoặc không có khả năng kiểm soát hành vi và thông tin của người dùng cuối)”, ông Vũ Tú Thành khuyến nghị.

Nguyên nhân của việc “bao sân" này được ông Thành chỉ ra là từ việc Dự thảo dùng khái niệm “thông tin” thay cho “thông tin công cộng” (Điều 26.1). Khái niệm "thông tin" quá rộng khiến tất cả các dịch vụ được gộp chung vào phần quản lý thông tin trên mạng trong khi chúng có bản chất khác nhau. Như doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (được coi là) “cung cấp thông tin xuyên biên giới”, mạng xã hội, về bản chất, không cung cấp thông tin cho cho người dùng mà cung cấp dịch vụ trung gian dựa trên công nghệ để người dùng chia sẻ thông tin. Chỉ có doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cung cấp trang thông tin điện tử, cung cấp thông tin trên mạng viễn thông di động, là trực tiếp cung cấp thông tin cho người dùng qua mạng internet, mạng viễn thông di động. Việc đánh đồng 2 loại hình này dẫn đến Dự thảo luật gán trách nhiệm của người tạo thông tin cho trung gian truyền tải thông tin như kiểm tra giám sát loại bỏ thông tin vi phạm pháp luật, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin dịch vụ quy phạm pháp luật, theo dõi, thống kê lượng người dùng truy cập, cung cấp công cụ tìm kiếm rà quét nội dung theo yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông. Đồng quan điểm, bà Nguyễn Việt Hà cho rằng các quy định này khó thực thi, đồng thời có thể tạo ra môi trường kinh doanh kém cạnh tranh. Bởi thời gian quy định trong vòng 48 tiếng các đơn vị trung gian phải xử lý khiếu nại của người tiêu dùng là không đủ để xác minh khiếu nại có thực đúng.

Trong khi ông Đồng chỉ ra một số quy định tại dự thảo mâu thuẫn với các luật hiện hành. Như về trách nhiệm của chủ thể trung gian (cung cấp thông tin xuyên biên giới, mạng xã hội trong nước, doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ/viễn thông tại Việt Nam) trong giám sát thông tin người dùng quy định trong Dự thảo tại Điều 26.3.b, Điều 31.2.c, Điều 82.3 mâu thuẫn với quyền riêng tư được ghi nhận tại Hiến pháp 2013 (Điều 21), Bộ luật Dân sự 2015 (Điều 38), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 (Điều 15-19), Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân; mâu thuẫn với nguyên tắc miễn trừ trách nhiệm pháp lý cho chủ thể trung gian khỏi nội dung vi phạm pháp luật của người dùng dịch vụ được ghi nhận tại Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2023 (Điều 198b.4), Dự thảo Luật Viễn thông sửa đổi (Điều 29.1.g - dự thảo ngày 24/8/2023); mâu thuẫn với nguyên tắc miễn trừ trách nhiệm pháp lý cho chủ thể trung gian khỏi nội dung vi phạm pháp luật của người dùng dịch vụ theo thông lệ quốc tế được ghi nhận tại Đạo luật Dịch vụ số (Digital Services Act) của EU; Đạo luật Viễn thông (Telecommunication Act) của Hoa Kỳ.

Từ đó, ông đề xuất bỏ quy định chung về nghĩa vụ giám sát thông tin người dùng; đồng thời bổ sung quy định về nghĩa vụ giám sát thông tin người dùng trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu (căn cứ dự thảo Luật Viễn thông sửa đổi).

Nhìn nhận Dự thảo Nghị định khá phức tạp, có phạm vi rộng và sẽ đòi hỏi những thay đổi quan trọng về kỹ thuật và hoạt động, cần có giai đoạn chuyển tiếp thích hợp để các nhà cung cấp dịch vụ số có thời gian thực hiện những điều chỉnh cần thiết đối với dịch vụ tại Việt Nam của họ, ông Vũ Tú Thành đề xuất thời gian chuyển tiếp là ít nhất 2 năm.

Nhất Thanh

Tin liên quan

Bình luận

avatar-comment

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành các mức thuế cao hơn trong 90 ngày.
Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

“TP. Hồ Chí Minh hy vọng doanh nghiệp có thể tham gia các dự án lớn, nhất là hạ tầng tại thành phố", ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh bày tỏ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data