agribank-vietnam-airlines

Dư nợ tín dụng ưu đãi tại huyện Bố Trạch đạt hơn 480 tỷ đồng

PV
PV  - 
Năm 2018, NHCSXH huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã đạt được kêt quả toàn diện trên các mặt hoạt động: Tổng dư nợ đạt hơn 480 tỷ đồng, tăng 40,4 tỷ đồng so với đầu năm đạt 99,99% kế hoạch năm, với gần 18 nghìn hộ gia đình còn dư nợ, bình quân dư nợ 31,6 triệu đồng/hộ...
aa
Cựu chiến binh vươn lên làm giàu từ vốn ưu đãi
Hiệu quả vốn vay ưu đãi ở Bố Trạch
Dư nợ tín dụng ưu đãi tại huyện Bố Trạch đạt hơn 480 tỷ đồng
Toàn cảnh hội nghị

Ngày 10/01/2019, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Bố Trạch tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019.

Trong năm 2018, dưới sự giám sát và chỉ đạo của Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Bố Trạch, ngân hàng đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện trên các mặt hoạt động. Tổng dư nợ đạt hơn 480 tỷ đồng, tăng 40,4 tỷ đồng so với đầu năm đạt 99,99% kế hoạch năm, với gần 18 nghìn hộ gia đình còn dư nợ, bình quân dư nợ 31,6 triệu đồng/hộ, tăng 2,8 triệu đồng/hộ so với năm 2017. Nợ quá hạn 371 triệu đồng, chiếm 0,08%/tổng dư nợ, so với đầu năm giảm cả về số tuyệt đối giảm 4 triệu đồng.

Doanh số cho vay đạt 212.303 triệu đồng với trên 6.483 lượt hộ vay. Trong đó một số chương trình có doanh số cho vay lớn: cho vay hộ nghèo 30.294 triệu đồng, cho vay hộ cận nghèo 41.327 triệu đồng, cho vay hộ mới thoát nghèo 36.511 triệu đồng, cho vay NS&VSMTNT 33.602 triệu đồng, cho vay hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn 53.433 triệu đồng, cho vay giải quyết việc làm 9.712 triệu đồng...

Công tác huy động vốn đạt 79.323 triệu đồng; tăng 20.428 triệu đồng so với đầu năm, đạt 110,3% kế hoạch, đạt 157,1% kế hoạch tăng trưởng. Trong đó: Huy động từ tổ chức, cá nhân: đạt 57.281/51.352 triệu đồng tăng 16.329 triệu đồng so với đầu năm, đạt 111,5% kế hoạch năm, đạt 157% kế hoạch tăng trưởng. Huy động tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV đạt 22.042 triệu đồng, tăng 4.099 triệu đồng so với đầu năm đạt 107,3% kế hoạch năm, đạt 157,7% kế hoạch tăng trưởng.

Dư nợ tín dụng ưu đãi tại huyện Bố Trạch đạt hơn 480 tỷ đồng
Cán bộ NHCSXH Bố Trạch tại Điểm giao dịch xã

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá kết quả đạt được cũng như phân tích những khó khăn, hạn chế cần khắc phục, đưa ra những giải pháp cụ thể để thực hiện tốt hơn hoạt động tín dụng chính sách trong năm 2019.

Sau khi thảo luận và nghe các ý kiến của các đại biểu, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hữu Hồng, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện đánh giá cao những kết quả NHCSXH đạt được trong năm 2018. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã phát huy hiệu quả, có tác động tích cực góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững và an sinh xã hội của địa phương.

Có được kết quả trên là nhờ sự vào cuộc, phối hợp hiệu quả của các đơn vị, các hội đoàn thể, UBND các xã, thị trấn.

Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Bố Trạch đặt ra nhiệm vụ với Phòng giao dịch là năm 2019 cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, quản lý chặt chẽ vốn vay đúng đối tượng, có hiệu quả. Phát động phong trào thi đua nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bám sát các chỉ tiêu được giao năm 2019.

Tại Hội nghị Ban Đại diện HĐQT NHCSXH huyện Bố Trạch cũng đã tổ chức khen thưởng cho các tập thể và cá nhân đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác tín dụng năm 2018.

PV

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dự thảo được cập nhật nhiều quy định mới về mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại.
Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã phát huy tốt vai trò Ngân hàng đầu mối, là “trụ đỡ” cho các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững thông qua công tác điều hòa vốn. Đây là nền tảng để các QTDND mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tín dụng “đen”, thực hiện chính sách “Tam nông”: nông nghiệp - nông dân - nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ đề nghị các sở, ngành tổ chức rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của tất cả các nhóm khách hàng.
Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đại ngàn huyền thoại với bạt ngàn cà phê, sao su, hồ tiêu nằm cạnh những dòng suối róc rách len lỏi giữa núi rừng. Đây là nơi cư ngụ của nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, lưu giữ những nét văn hoá độc đáo. Song đằng sau vẻ đẹp ấy là những khó khăn, chật vật trong đời sống của một bộ phận người dân, những con người đã “vượt khó đi lên” nhờ đồng vốn tín dụng chính sách.
Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tạo sự thay đổi, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân trên mảnh đất Xứ Lạng. Với nhiều chương trình cho vay, người dân không chỉ hưởng thụ nguồn vốn ưu đãi cho vay sản xuất, kinh doanh, mà còn có thể vay cho con em đi học, làm nhà ở.
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39 ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về “Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới”. Kế hoạch này nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền địa phương trong công tác tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa.
Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN và Agribank. Chính vì thế, trong chiến lược kinh doanh, Agribank xác định cho vay nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là lĩnh vực được ưu tiên và luôn được dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn qua việc đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ khách hàng.
Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam tập trung nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội…
Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Với nhiều nỗ lực, đến nay, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Ninh Thuận để đầu tư sản xuất, kinh doanh đã được đáp ứng kịp thời...
Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Trong năm 2024, vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh cho 23.705 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó cho vay hộ nghèo 5.383 hộ, 2.635 hộ cận nghèo, 1.213 hộ mới thoát nghèo, tạo việc làm cho 4.941 lao động, 36 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và 35 người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận nguồn vốn có việc làm...
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data