Du lịch Việt thiếu "mũi nhọn"
![]() | Thế hệ Y sẽ thay đổi xu hướng du lịch như thế nào? |
![]() | TP.HCM: Đến năm 2020 doanh thu từ du lịch khoảng 170 nghìn tỷ đồng |
Thống kê cho thấy, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng theo từng năm. Nếu năm 2016, lượng khách đến Việt Nam đạt trên 10 triệu người, thì năm 2017 đã đạt 12,9 triệu người (tăng 29% so với năm 2016). Giai đoạn 2015-2017, lượng khách quốc tế tăng 1,63 lần, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 28%/năm.
![]() |
Ngành du lịch Việt cần tận dụng thế mạnh của mình |
TS. Trần Hoàng Ngân, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, Giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM dẫn lại Báo cáo Năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2017 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy, du lịch Việt Nam đã có cải thiện về thứ bậc trên bảng xếp hạng, từ hạng 75/141 quốc gia được đánh giá trong năm 2015 lên thứ 67/136 quốc gia được đánh giá trong năm 2017.
Dự báo, năm 2018 khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt trên 15 triệu lượt, tăng 1,9 lần so với năm 2015; Việt Nam được bình chọn là điểm đến du lịch hàng đầu châu Á.
Theo ông Phạm Quang Thanh, Tổng giám đốc Tổng công ty Du lịch Hà Nội, chúng ta có thể kỳ vọng năm 2020 sẽ thu hút 20 triệu khách quốc tế, 2025 là 28 triệu khách.
Tuy nhiên, việc đáp ứng của Việt Nam về cơ sở hạ tầng có thể khó theo kịp tốc độ tăng trưởng này. Đơn cử về cơ sở lưu trú, xây một khách sạn ít nhất cũng phải mất 2 năm, ông Thanh băn khoăn.
Chưa kể, du lịch Việt Nam đang còn nhiều bất cập, còn tình trạng tour 0 đồng, hướng dẫn viên nước ngoài núp bóng, ăn xin, chèo kéo khách du lịch, ép giá, mất vệ sinh...
Theo điều tra của Tổng cục Du lịch, năm 2014 tổng chi tiêu trung bình cho mỗi chuyến đi của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 1.14,4 USD. Đến năm 2017, con số này chỉ tăng lên mức 1.171 USD, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc...
Cũng theo thống kê này, trong 5 năm trở lại đây, chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu cho việc thuê phòng lưu trú và ăn uống, chiếm đến 56-60% tổng chi phí; mua hàng hóa, đồ lưu niệm, tham quan, vui chơi, giải trí chỉ chiếm 20%; còn lại là chi phí khác. Trong khi đó, các quốc gia khác như Malaysia, Thái Lan, chi phí cho hoạt động vui chơi giải trí chiếm 40-50%, thậm chí đến 60-70% tổng chi phí cho một chuyến du lịch.
Và có một thực tế, lượng du khách châu Á đến Việt Nam ngày càng tăng mạnh, chiếm tới hơn 70%. Lượng khách này chi tiêu ít hơn nhiều so với du khách đến từ các khu vực khác như châu Âu, Mỹ hay Australia.
Tại bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới, tài nguyên thiên nhiên phát triển du lịch của Việt Nam xếp hạng thứ 28 nhưng chính sách, chiến lược phát triển du lịch bị đứng hạng 105/136 quốc gia.
Theo TS. Trần Hoàng Ngân, Nghị quyết 08 - NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành vào đầu năm 2017 nêu rõ phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Nhưng trong thực tế, chúng ta vẫn chưa cụ thể hóa được nội dung chính sách này vào thực tiễn.
Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, cụ thể hóa Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.
Cụ thể, chúng ta phải xây dựng và phát triển được sản phẩm du lịch độc đáo. Hiện nay, đa phần khách du lịch chỉ đi tham quan vào giờ hành chính, trong khi đó xu hướng du lịch của du khách quốc tế là được tham gia các hoạt động cả ngày lẫn đêm. Tuy nhiên, Việt Nam rất thiếu các sản phẩm du lịch từ chiều tối đến sáng sớm. Ẩm thực rất ngon nhưng cách quảng bá vẫn chưa hiệu quả...
Quan trọng nhất là cần tổ chức, tạo sản phẩm mới, tạo ra các sân chơi gắn với phát triển du lịch. Hoặc các chương trình du lịch đặc biệt như du lịch tâm linh, du lịch nụ cười... Đây là những điều mà Việt Nam hoàn toàn có thể làm được.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

TP. Hồ Chí Minh gấp rút hoàn thiện công tác chuẩn bị cho đại lễ 30/4
