agribank-vietnam-airlines

Dự án đường dây 500 kV từ Quảng Trạch đến Phố Nối chưa đạt tiến độ

Trần Hương
Trần Hương  - 
Ngày 12/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã chủ trì cuộc họp giao ban trực tuyến để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
aa
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại phiên họp
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại phiên họp

Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, cả 4 dự án đã thực hiện bàn giao mặt bằng được 1.177/1.177 (100%) vị trí móng cột và 160/503 (~32%) khoảng néo, còn 343/503 khoảng néo chưa bàn giao mặt bằng. Cụ thể: Quảng Bình còn 12/12 khoảng néo; Hà Tĩnh còn 112/112 khoảng néo; Nghệ An còn 86/86 khoảng néo; Thanh Hóa còn 74/138 khoảng néo; Ninh Bình còn 05/09 khoảng néo; Nam Định còn 24/54 khoảng néo; Thái Bình còn 11/47 khoảng néo; Hải Dương còn 13/31 khoảng néo; Hưng Yên còn 6/14 khoảng néo.

Về công tác thi công đã triển khai đồng loạt được 1.174/1.177 vị trí (~99,7%), hoàn thành đúc móng được 184/1.177 vị trí. Còn 3/1.177 vị trí thuộc Dự án Nam Định I - Phố Nối chưa đưa vào thi công gồm: vị trí 175, 176 chưa vào thi công do người dân đòi hỏi đền bù cây để làm đường vào thi công cao so với quy định. Hiện đơn vị đang tích cực phối hợp giải quyết.

EVN cũng đã lên kế hoạch triển khai thời gian tới, phấn đấu sẽ hoàn thành công tác đúc móng trước tháng 4/2024, triển khai dựng cột, kéo dây trước 30/6, đảm bảo tiến độ đề ra theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo 9 địa phương có đường dây đi qua và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước, các cục, vụ thuộc Bộ Công Thương đã báo cáo về tình hình triển khai nhiệm vụ được giao liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng, công tác thủ tục, hỗ trợ thi công, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng...

Các địa phương đều cam kết sẽ nỗ lực hết mình để hỗ trợ chủ đầu tư, các nhà thầu thực hiện các dự án đường dây đúng tiến độ đề ra.

Sau khi nghe báo cáo của EVN, ý kiến phát biểu của các địa phương và các bộ, ngành, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt và hiệu quả của các bộ, ngành, sự chỉ đạo quyết liệt của UBND 9 tỉnh có dự án đi qua và sự nỗ lực, phấn đấu của EVN, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT). Đến thời điểm này công tác bàn giao mặt bằng các vị trí móng đã đạt 100%, công tác thi công đã được triển khai đồng loạt trên toàn tuyến.

Tuy nhiên, so với các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 28/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà – Trưởng Ban Chỉ đạo tại cuộc họp ngày 18/2 và của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại cuộc họp giao ban ngày 16/2 vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra. Công tác bàn giao mặt bằng hành lang tuyến đến nay mới chỉ đạt 31,87%, công tác thi công vẫn gặp khó khăn do thiếu phương tiện, máy móc, thiết bị, nhiều vị trí móng vẫn chưa mở được đường vào thi công. Nếu không giải quyết dứt điểm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ hoàn thành các dự án vào tháng 6/2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục chủ động rà soát công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao để có thể giải quyết ngay các vướng mắc phát sinh.

Trên cơ sở Nghị định số 27/2024/NĐ-CP ngày 6/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Lâm nghiệp, trong đó quy định về tạm sử dụng rừng để thực hiện thi công công trình tạm phục vụ thi công dự án lưới điện vì lợi ích quốc gia, công cộng, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục theo dõi, hướng dẫn EVN/EVNNPT triển khai thực hiện, đồng thời sớm hướng dẫn xử lý các vướng mắc phát sinh nếu có trong quá trình triển khai thực hiện.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đề nghị UBND các tỉnh đôn đốc, chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương của tỉnh tại nơi các dự án đi qua phối hợp với Chủ đầu tư tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ dân bị ảnh hưởng để các hộ dân đồng thuận, hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng hành lang tuyến. Đồng thời tiếp tục hỗ trợ EVN/EVNNPT trong công tác thi công, xây dựng, chỉ đạo xử lý ngay những vướng mắc phát sinh nếu có...

Dự án đường dây 500 kV từ Quảng Trạch đến Phố Nối có tổng chiều dài khoảng 519 km, đi qua 9 tỉnh gồm: Quảng Bình (1,69 km), Hà Tĩnh (141,52 km), Nghệ An (100,04 km), Thanh Hoá (131,77 km), Ninh Bình (7,83 km), Nam Định (55,08 km), Thái Bình (38,93 km), Hải Dương (30,79 km), Hưng Yên (11,27 km);

- Tổng mức đầu tư toàn bộ tuyến đường dây là 22.356,049 tỷ đồng chia thành 4 dự án thành phần gồm:

- Đường dây Quảng Trạch – Quỳnh Lưu có chiều dài 225,8 km, 2 mạch dây dẫn 4 x ACSR 500, tổng mức đầu tư là 9.820,755 tỷ đồng;

- Đường dây Quỳnh Lưu – Thanh Hóa có chiều dài 92 km, 2 mạch dây dẫn 4 x ACSR 400, tổng mức đầu tư 4.079, 362 tỷ đồng;

- Đường dây từ Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Nam Định I – Thanh Hóa có chiều dài 74,4 km, 2 mạch dây dẫn 4 x ACSR 330, tổng mức đầu tư là 2.916,644 tỷ đồng;

- Đường dây từ NMNĐ Nam Định I – Phố Nối có chiều dài 126,9 km, 2 mạch dây dẫn 4 x ACSR 330, tổng mức đầu tư là 5.539,288 tỷ đồng.

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data