Dòng tiền gia tăng, VN-Index tăng nhẹ gần 2 điểm
![]() |
VN-Index bật tăng ngay từ lúc mở cửa phiên giao dịch |
Số mã giảm áp đảo số mã tăng, 12/18 ngành giảm điểm, trong đó ngành Tài nguyên cơ bản dẫn đầu đà giảm. Ở chiều ngược lại, ngành Ngân hàng có một phiên giao dịch khá tích cực.
Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cho rằng, trong ngắn hạn, thị trường có thể trải qua giằng co tại ngưỡng 1.130 điểm, tuy nhiên thị trường cũng cho thấy lực cầu bắt đáy khá tốt tại vùng này.
Một số nhận định khác cho biết, thị trường tiếp tục khởi sắc về điểm số ngay từ sớm khi VN-Index tăng hơn 10 điểm lên áp sát ngưỡng 1.040 điểm. Nhóm tài chính trở thành điểm sáng trong phiên sáng với nhiều mã tăng tích cực như VCB, ACB ở nhóm ngân hàng và HCM ở nhóm công ty chứng khoán.
Trong đó, VCB đang là đầu tàu với đóng góp lớn nhất cho VN-Index khi tăng hơn 3%. Nhóm bất động sản lại rơi vào trạng thái phân hóa với sắc đỏ chiếu ưu thế ở các mã vốn hóa lớn như VIC, BCM, VHM… Đến cuối phiên sáng, áp lực bán gia tăng khiến bảng điện tử đảo chiều, trước khi bật nhẹ trở lại. Cổ phiếu thiết bị điện có diễn biến rất tiêu cực khi là nhóm giảm mạnh nhất thị trường. HPG, VPB, BID, GEX, HDB… là những mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên chỉ số. Điểm tích cực là dòng tiền đã trở nên sôi động hơn, giúp thanh khoản được cải thiện.
Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index tiếp tục có sự giằng co quanh ngưỡng 1.130 điểm. Dòng tiền vào thị trường gia tăng đã hấp thụ tốt lực cung bán khi xuất hiện nhịp rung lắc trong phiên. Nhiều khả năng chỉ số sẽ tiếp tục biến động trong biên độ hẹp quanh 1.130 điểm một vài phiên tiếp theo. Hai chỉ báo MACD và RSI ở khung đồ thị ngày vẫn đang hướng lên và chưa cho tín hiệu tạo đỉnh thứ 2 nên xu hướng chính của VN-Index vẫn sẽ tăng điểm trung hạn.
Dưới góc nhìn của mình, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cho biết, dù lình xình quanh 1.130 điểm, VN-Index khởi đầu năm 2024 với sắc xanh tăng nhẹ 2 điểm.
Phiên giao dịch đầu năm mở cửa với sắc xanh khá hưng phấn nhờ sự tăng điểm của các cổ phiếu vốn hóa lớn, nổi bật là VCB. Tuy nhiên, áp lực chốt lời trong phiên giao dịch đầu năm 2024 bất ngờ gia tăng ở giữa phiên sáng khiến chỉ số chung đảo chiều giảm dưới mức tham chiếu. Diễn biến đồng pha với dòng tiền khối nội, thanh khoản bán ròng từ phía khối ngoại cũng ghi nhận diễn biến gia tăng trở laị. Theo thống kê, khối ngoại bán ròng xấp xỉ 263,6 tỷ đồng trong phiên và đây cũng là mức cao nhất trong 6 phiên trở lại đây, tập trung bán các mã thuộc nhóm ngành ngân hàng, tài chính như FUESSVFL, SSI, SHB. VN-Index đã vượt đỉnh 1130 và với các phiên hồi phục liên tục từ tuần trước, việc hành động chốt lời ngắn hạn có diễn biến tăng không phải là điều khó đoán.
Xét về khung đồ thị 1H, 2 chỉ báo RSI và MACD đang hướng xuống còn đường MACD Histogram ở vùng thấp cho thấy xác xuất cao thị trường sẽ có các phiên điều chỉnh để test lại vùng đỉnh cũ với biên độ trong khoảng 10-15 điểm trước khi quay lại xu hướng tăng điểm thuyết phục hơn. Ở khung đồ thị ngày, 2 chỉ báo nêu trên cũng vẫn đang hướng lên và dải Bollinger band vẫn đang mở rộng lên trên giúp củng cố quan điểm trên.
Tin liên quan
Tin khác

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Kinh tế Việt Nam có nền tảng vững chắc để ứng phó với biến động

TTCK phái sinh tháng 3/2025: khối lượng giao dịch bình quân tăng 4,95%
