Đồng Nai tạo đột phá về nông nghiệp hữu cơ
Phát triển nông nghiệp thông minh đang là xu thế TP.HCM: Tập trung chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ |
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, năm 2023, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của tỉnh ước tăng 3,94%, trong đó nông nghiệp tăng 4%, đây là mức tăng cao so với các địa phương trong khu vực Đông Nam Bộ. Điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định và giữ được mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ.
Trong thời gian tới, tỉnh sẽ thực hiện tái cơ cấu, ngành nông nghiệp sẽ phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; nâng cao giá trị, hiệu quả, chất lượng sản phẩm, trên cơ sở yêu cầu thị trường; nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm ngành hàng và toàn ngành nông nghiệp. Trong đó, có cơ cấu xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng bền vững, hiện đại.
Đến tháng 11/2023, toàn tỉnh có thêm hơn 18ha cây trồng được cấp chứng nhận sản xuất hữu cơ, tăng hơn 2,6 lần so với cuối năm 2022; đến cuối năm 2023, toàn tỉnh có thêm hơn 22ha cây trồng đạt chứng nhận hữu cơ. Cây trồng được chứng nhận hữu cơ chủ yếu là những cây chủ lực của tỉnh như tiêu, sầu riêng, rau... Tỉnh cũng đang triển khai xây dựng 80 mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ với quy mô gần 1,5 ngàn ha cây trồng và gần 24 nghìn vật nuôi…
Để phát triển nông nghiệp hữu cơ, tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu đến năm 2025, tổng diện tích gieo trồng hữu cơ và hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh là 1.322 ha, chiếm 0,49% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh; trong đó diện tích gieo trồng hướng hữu cơ 1.251 ha, chiếm 0,46% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh; diện tích gieo trồng hữu cơ 72 ha, chiếm 0,03% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh.
![]() |
Tỉnh Đồng Nai tăng cường đột phá phát triển nông nghiệp hữu cơ |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai đã đề xuất xây dựng 8 vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung trên địa bàn bao gồm: huyện Tân Phú với vùng xã Đak Lua; vùng 4 xã (Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú Lập và Tà Lài); huyện Định Quán vùng xã Thanh Sơn; huyện Vĩnh Cửu vùng xã Hiếu Liêm và vùng xã Phú Lý huyện Xuân Lộc vùng xã Suối Cao; huyện Cẩm Mỹ vùng xã Lâm San và huyện Nhơn Trạch vùng xã Phước An…
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết, đã phối hợp với các địa phương, đơn vị theo dõi tình hình phát triển của 2 dự án khuyến nông Trung ương gồm: dự án "Xây dựng mô hình mẫu thâm canh điều bền vững" trên địa bàn xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu với diện tích 5 ha của 5 hộ nông dân tham gia, đến nay, tất cả diện tích điều trong dự án đều sinh trưởng, phát triển tốt; dự án "Xây dựng mô hình chăn nuôi heo sinh sản năng suất, chất lượng cao tăng cường các biện pháp an toàn sinh học tại các tỉnh phía Nam"... Ngoài ra, Sở tiếp tục triển khai các nội dung của dự án "Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ IoT sản xuất nấm mối đen trong nhà màng".
Hiện tại, các địa phương trong tỉnh đang tập trung nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ với đa dạng sản phẩm cây trồng, vật nuôi. Tham gia đầu tư sản xuất hữu cơ có doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, nông dân. Thời gian tới, tỉnh tập trung giới thiệu các mô hình, giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ, xây dựng chuỗi liên kết; ưu tiên làm các mô hình điểm, các nhân tố mới từ đó nhân rộng, góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ ngày càng được nông dân tích cực tham gia vì giảm chi phí sản xuất, là giải pháp hiệu quả để cho ra sản phẩm an toàn, chi phí rẻ và có thể ứng dụng đại trà.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai chia sẻ, tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích đất sản xuất hơn 270 nghìn ha, cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng. Tuy nhiên phát triển nông nghiệp hữu cơ tại một tỉnh công nghiệp như Đồng Nai hiện tại gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, các mô hình nông nghiệp hữu cơ hiện nay vẫn mới chỉ là “vùng đệm”, chưa thống nhất quy trình sản xuất...
“Tỉnh sẽ ưu tiên, thúc đẩy xây dựng chuỗi cung ứng và phát triển các mô hình điểm. Điều này sẽ tạo ra các ví dụ thực tế và động viên những người tham gia mới, từ đó hình thành một đội ngũ đông đảo để phát triển nông nghiệp hữu cơ, đóng góp vào mục tiêu chung của tỉnh”, ông Thắng cho biết.
Tin liên quan
Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá
![[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/11/14/220250411141315.jpg?rt=20250411141318?250411021821)
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025
