agribank-vietnam-airlines

Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Công Thái
Công Thái  - 
Đà Nẵng cần đầu tư vào hạ tầng logistics hiện đại; Cảng Tiên Sa và Liên Chiểu cần được đầu tư, nâng cấp đồng bộ để mở rộng năng lực tiếp nhận hàng hoá và đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng.
aa
Muốn trở thành trung tâm chuỗi logistics: Đà Nẵng có chậm chân?

Cùng với đó, phát triển các trung tâm logistics nội địa kết nối khu thương mại tự do (TMTD) với các khu vực lân cận và mở rộng thị trường quốc tế. Đó là những vấn đề các chuyên gia bàn thảo tại diễn đàn “Khu TMTD Đà Nẵng – Động lực mới phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng” vừa được UBND TP. Đà Nẵng phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức vào ngày 14/11/2024.

Nhiều lợi thế có thể phát huy

Diễn đàn có sự tham dự của hơn 350 đại biểu. Đây là sự kiện lớn, quy mô quốc tế về khu TMTD và lĩnh vực logistics lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Nẵng.

Ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho hay, logistics là ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân; đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Chính phủ luôn quan tâm chỉ đạo phát triển logistics thành ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao; gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hoá, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin; phát triển thị trường dịch vụ logistics lành mạnh, tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế.

Theo GS.TS. Bùi Quang Bình, thành viên tổ tư vấn của Sở Công Thương Đà Nẵng, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, hệ thống giao thông kết nối liên vùng và khu vực; địa phương có cả cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế và nằm trên các tuyến đường huyết mạch của quốc gia và khu vực… là những lợi thế trong phát triển kinh tế, đầu tư, thương mại, dịch vụ và du lịch của Đà Nẵng.

Đặc biệt, Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra mục tiêu phát triển thành phố trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á; là trung tâm kinh tế biển, hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại miền Trung với vai trò trung tâm của Đà Nẵng.

Mới đây nhất là Nghị quyết số 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng. Trong đó, việc thành lập khu TMTD Đà Nẵng được đề xuất phát triển theo mô hình đô thị kinh doanh tích hợp, gồm nhiều khu chức năng (khu sản xuất, trung tâm logistics, khu thương mại - dịch vụ và các loại hình khu chức năng khác theo quy định của pháp luật) nhằm phát huy tối đa lợi thế phát triển của thành phố.

Đặc biệt, các chính sách đặc thù này còn gắn với lộ trình phát triển trong tương lai của cảng biển Liên Chiểu và cả sân bay quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để địa phương trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá của khu vực và quốc tế, góp phần thu hút mạnh mẽ các dòng vốn đầu tư trong nước và FDI vào thành phố và vùng động lực miền Trung.

Cần tiên phong trong phát triển các ngành mới

TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khẳng định, Đà Nẵng có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, tận dụng tối đa tiềm năng thương mại về logistics.

Bà Minh cho rằng, về bản chất, khu TMTD là khu vực kinh tế đặc biệt, nơi hàng hoá có thể nhập khẩu, lưu trữ, chế biến, sản xuất và tái xuất mà không phải chịu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu hay các loại thuế khác. Các ưu đãi thuế, hải quan và thủ tục hành chính đơn giản là yếu tố quan trọng giúp khu TMTD thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu, tạo việc làm, và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế bền vững…

Theo bà Minh, khu TMTD đã trở thành động lực của thương mại toàn cầu, với hơn 3.500 khu vực tại 135 quốc gia. Vậy nên, Đà Nẵng có thể áp dụng nhiều giải pháp sáng tạo để xây dựng Khu TMTD hiệu quả và bền vững, đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực miền Trung. Trong đó, Khu TMTD Đà Nẵng cần tiên phong trong phát triển các ngành mới có hàm lượng công nghệ cao, thích ứng xu hướng mới, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh...

Còn Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho rằng, cùng với sự phát triển mạnh của hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại điện tử, Việt Nam được đánh giá là một thị trường có nhiều tiềm năng để phát triển dịch vụ logistics. Đây là một ngành dịch vụ quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Diễn đàn này là cơ hội để Đà Nẵng được đón tiếp và tiếp nhận các chia sẻ, đề xuất từ các bộ, ngành; chuyên gia trong và ngoài nước, các nhà đầu tư, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực logistics.

Công Thái

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data