agribank-vietnam-airlines

Đổi mới tư duy triển khai thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển đảo

 - 
Công tác thông tin đối ngoại cần tiếp tục đầu tư cả về nhân lực, vật lực và tài lực, tạo ra những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của thế giới, của đất nước trong tình hình mới.
aa
doi moi tu duy trien khai thong tin doi ngoai tuyen truyen bien dao

Tập thể có thành tích xuất sắc nhận Bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Chiều 23/12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan, tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và phân giới, cắm mốc, quản lý biên giới đất liền năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại dự và chỉ đạo Hội nghị. Cùng dự có một số Ủy viên Trung ương Đảng, đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương, các đoàn thể chính trị-xã hội, các Tỉnh ủy, Thành ủy, ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và một số cơ quan thông tấn, báo chí.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu của các tỉnh, thành phố.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phùng Xuân Nhạ khẳng định, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực, nhất là ở Biển Đông, có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, đại dịch COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới và trong nước, công tác lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và biên giới trên đất liền năm 2021 được tiến hành đồng bộ, thống nhất, kịp thời; huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, tạo sự thống nhất cao từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.

Nội dung thông tin, tuyên truyền phong phú, đa chiều, có sức thuyết phục, tập trung vào những sự kiện chính trị-đối ngoại quan trọng; các hoạt động đối ngoại sôi động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; công tác phòng, chống dịch COVID-19; những thông điệp đối nội, đối ngoại quan trọng, có tính lý luận và thực tiễn của Đảng, Nhà nước ta.

Đồng thời, duy trì dòng thông tin chủ lưu tích cực về Việt Nam, nhất là trên không gian mạng, nền tảng số về quan điểm, chủ trương của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề biên giới, biển, đảo, quyền con người, nhất là chủ động thông tin, giải thích rõ một số vấn đề phức tạp, nhạy cảm, các nội dung dư luận quan tâm liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19...

Năm 2021, công tác thông tin, tuyên truyền cũng đã thúc đẩy và khai thác hiệu quả những đánh giá, bình luận tích cực của dư luận, truyền thông quốc tế về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam, về môi trường kinh tế, thu hút đầu tư, du lịch; những thành tựu, dấu ấn của Việt Nam trên các lĩnh vực; những đóng góp của Việt Nam cho nỗ lực chung của quốc tế vì hòa bình, an ninh, phát triển và tiến bộ.

Cung cấp thông tin cập nhật về tình hình thế giới và khu vực một cách có chọn lọc, cân bằng, phù hợp với quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoại của đất nước, văn hóa của dân tộc, bảo đảm lợi ích quốc gia-dân tộc.

doi moi tu duy trien khai thong tin doi ngoai tuyen truyen bien dao

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Các lực lượng làm thông tin đối ngoại cả ở trong và ngoài nước đã có nhiều đổi mới, sáng tạo về phương thức, hướng tới các đối tượng khác nhau theo hướng linh hoạt, thuyết phục, góp phần củng cố sự đồng thuận xã hội, ủng hộ quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tăng cường ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo, biên giới lãnh thổ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam tới bạn bè thế giới.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa biểu dương các lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và quản lý biên giới đất liền đã nỗ lực không ngừng đổi mới, sáng tạo, bám sát nhiệm vụ chính trị, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong năm đầu triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Nhấn mạnh 5 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong năm 2022, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu phải đổi mới tư duy triển khai công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và công tác biên giới đất liền gắn với quan điểm, đường lối mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Hội nghị Đối ngoại toàn quốc đề ra, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc, góp phần nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh nhiệm vụ phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của các lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và công tác biên giới đất liền; tranh thủ cao nhất sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân trong và ngoài nước nhằm huy động được tối đa các nguồn lực để xây dựng và phát triển Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Cùng với đó, nâng cao năng lực phân tích, dự báo, nhất là các xu thế, xu hướng phát triển của quan hệ quốc tế, chủ động các kế hoạch truyền thông đáp ứng nhu cầu, xu thế thông tin, tạo định hướng thống nhất, tăng cường tính thuyết phục trong công tác thông tin, quảng bá cũng như trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, chống phá; bảo đảm thế chủ động về thông tin, ứng phó hiệu quả với các tình huống, vụ việc, nhất là các vụ việc nhạy cảm, đột xuất phát sinh.

doi moi tu duy trien khai thong tin doi ngoai tuyen truyen bien dao

Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Vũ Việt Trang tham luận tại hội nghị. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa phương thức, hình thức thông tin, đặc biệt cần tăng cường sử dụng nền tảng số, các phương tiện truyền thông mới, kênh thông tin mới, sản phẩm thông tin bằng các ngôn ngữ nước ngoài.

Thêm vào đó, quan tâm, đầu tư cả về nhân lực, vật lực và tài lực, bảo đảm cơ sở vật chất-kỹ thuật cho đội ngũ làm công tác thông tin đối ngoại phát huy sức sáng tạo, đổi mới, tạo ra những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của thế giới, của đất nước trong tình hình mới.

Nhân dịp này, Ban Tuyên giáo Trung ương đã khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và phân giới, cắm mốc, quản lý biên giới đất liền năm 2021./.

www.vietnamplus.vn

Tin liên quan

Bình luận

avatar-comment

Tin khác

Tập huấn chính sách, pháp luật về bảo vệ biên giới Tổ quốc năm 2022

Tập huấn chính sách, pháp luật về bảo vệ biên giới Tổ quốc năm 2022

Chiều ngày 21/7, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến chính sách, pháp luật và kỹ năng viết bài về bảo vệ biên giới Tổ quốc năm 2022.
Thi trực tuyến toàn quốc

Thi trực tuyến toàn quốc 'Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam'

Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, phù hợp với bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp hiện nay. Thời gian tổ chức từ 6/9 đến 6/10/2021 với 3 đợt thi tuần, 1 đợt thi tháng.
Phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025

Phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1162/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025.
Thi vẽ tranh “Biển trong mắt em”

Thi vẽ tranh “Biển trong mắt em”

Hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2021 (từ ngày 1 - 8/6/2021), ngày Đại dương Thế giới (8/6) và Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở và Chi đoàn Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) phối hợp tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Biển trong mắt em” dành cho con em cán bộ, công chức trong đơn vị.
Gỡ nút thắt phát triển kinh tế biển

Gỡ nút thắt phát triển kinh tế biển

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, đến nay nhiều địa phương ở miền Trung đang “bám biển”, tập trung đầu tư khai thác tiềm năng kinh tế biển. Song, để phát triển bền vững kinh tế biển, các địa phương trong khu vực cần có những đột phá mang tính chiến lược.
Cồn Cỏ chuyển mình thành đảo du lịch     

Cồn Cỏ chuyển mình thành đảo du lịch     

Với sức hấp dẫn đến từ thiên nhiên, Cồn Cỏ được các chuyên gia du lịch ví là “thiên đường nhỏ giữa Biển Đông”.
Đà Nẵng hướng đến trung tâm kinh tế biển

Đà Nẵng hướng đến trung tâm kinh tế biển

Bên cạnh khai thác thủy hải sản, phát triển du lịch biển thời gian gần đây Đà Nẵng còn ưu tiên tập trung đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo...
Chủ quyền biển đảo từ một dư địa chí độc đáo

Chủ quyền biển đảo từ một dư địa chí độc đáo

Cùng với hàng vạn thư tịch cổ ghi nhận, tri ân công đức đội hùng binh Hoàng Sa, hình ảnh biển đảo mà các bậc tiền nhân từng giong thuyền đạp sóng ra Hoàng Sa, Trường Sa mở cõi, cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền biển đảo đất nước còn được chạm nổi sắc nét trên 9 chiếc đỉnh đồng đang bảo lưu trước Hiểu Lâm Các - đối diện Thế Miếu trong Đại nội Huế.
Chủ tịch nước gửi tặng 5.000 lá cờ cho ngư dân vùng biển đảo cả nước

Chủ tịch nước gửi tặng 5.000 lá cờ cho ngư dân vùng biển đảo cả nước

Nhân dịp kỷ niệm 2 năm Chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển” do Báo Người Lao động khởi xướng, ngày 10/6, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi 5.000 lá cờ để trao tặng ngư dân các vùng biển đảo trên cả nước.
Công bố quyết định thành lập Hải đội Dân quân Thường trực tỉnh Kiên Giang

Công bố quyết định thành lập Hải đội Dân quân Thường trực tỉnh Kiên Giang

Hải đội có nhiệm vụ phối hợp với các lực lượng chức năng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo; tuần tra, thu thập, xử lý thông tin trên không, trên biển; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; cứu hộ, cứu nạn, vận tải, tiếp tế trên biển.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data