Doanh nghiệp giữ chân người lao động
![]() | Người lao động tất bật trở lại làm việc sau Tết |
![]() | Bắt nhịp sản xuất ngay từ đầu xuân |
![]() | Quan tâm ổn định việc làm, nâng cao thu nhập cho công nhân, lao động |
Sau Tết Nguyên đán, dù nhận được tin vui từ lượng đơn hàng tăng nhưng cùng với đó, việc đảm bảo tiến độ lại đang là nỗi lo của các chủ DN khi nguồn lao động có nhiều biến động.
Về sự trở lại ngoạn mục của các đơn hàng, phải kể đến ngành thủy sản, trong đó có các DN chế biến cá tra nhờ những tín hiệu tích cực từ 2 thị trường lớn là Trung Quốc và Mỹ. Ngay trong những ngày đầu năm 2023, Công ty TNHH Hùng Cá đang tất bật chuẩn bị cho đơn hàng xuất khẩu 21 container phi lê cá tra. Hay Công ty cổ phần Nam Việt cũng đang đẩy mạnh chế biến xuất khẩu với lượng đơn hàng đã lấp đầy công suất đến quý I/2023, và tất cả đơn hàng đều được ký với giá cao.
Tuy nhiên, ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thủy sản và thương mại Thuận Phước cho biết, sau Tết, có khoảng 30% số lao động nghỉ việc vì nhiều lý do và Công ty đang muốn tuyển thêm 1000 lao động để chuẩn bị cho thời gian tới.
![]() |
Ảnh minh họa |
Dù phấn khởi trước số lượng đơn hàng đã tăng cao đáng kể, nhất là các đơn hàng cần giao ngay, việc lắp đặt máy móc, công nghệ cho xưởng máy mới đã hoàn thành nhưng ông Nguyễn Trọng Sáng – chủ DN thủ công mỹ nghệ tại Bắc Giang cho biết, cái khó hiện nay là một số lao động có tay nghề cao sau Tết đã xin nghỉ, số còn lại khó tiếp cận với công nghệ sản xuất mới. Điều này ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng cho những đơn hàng lớn trong những năm tới của DN.
Đây cũng là tình trạng chung đang diễn ra ở nhiều DN khác. Tại phiên giao dịch việc làm vừa qua do Trung tâm Dịch vụ việc làm TP. Đà Nẵng tổ chức đã có 82 DN đăng ký tham gia, có hơn 4.850 vị trí việc làm chờ đợi người lao động; Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức 20 phiên giao dịch việc làm trong tháng 1 với 498 đơn vị, DN tham gia với tổng số nhu cầu tuyển dụng là 10.021 người…
Để thu hút được lao động, nhiều DN đã chủ động bổ sung thêm các chính sách đãi ngộ tốt hơn. Đơn cử tại Công ty TNHH H&S Tech (Bắc Ninh), nếu như trước đây DN chi trả lương 7.5 triệu đồng/tháng/lao động thì sau Tết, tiền lương của mỗi công nhân đã tăng thấp nhất là 500.000 đồng, ngoài ra, DN còn bổ sung 1000 chỉ tiêu tuyển dụng mới với mức lương hấp dẫn. Ông Jang Hwasu - Tổng Giám đốc Công ty TNHH H&S Tech cho biết, nếu không tuyển nhanh thì phân xưởng mới mở rộng sẽ không đủ người để hoạt động.
Tương tự, tại Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7, TP. Hồ Chí Minh), không ít DN tuyển dụng số lượng lớn lao động với nhiều chính sách về lương, thưởng và đãi ngộ cao như Công ty TNHH Furukawa Automotive Parts Việt Nam (FAPV) tuyển 300 công nhân nữ với mức lương từ 7-10 triệu đồng/tháng, mỗi năm tăng lương một lần, miễn phí cơm trưa, tăng ca; với mức lương từ 8-11 triệu đồng; Công ty TNHH Đại Việt cũng đang cần hơn 100 lao động, được hưởng lương và đầy đủ các chế độ bảo hiểm, nghỉ phép, nghỉ lễ (12 ngày phép, 11 ngày lễ), đài thọ cơm trưa và chiều, thưởng năng suất, lương tháng 13, phụ cấp nhà ở và đi lại…
Không chỉ các ngành sản xuất nhiều lĩnh vực khác cũng đang tích cực tuyển dụng lao động.
Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, DN tại một số nhóm ngành đang có nhu cầu tuyển dụng lớn là vận tải – logistics; dịch vụ nhà hàng – khách sạn, du lịch; bất động sản; dịch vụ tài chính, ngân hàng; công nghệ - thông tin… với tổng số nhu cầu tuyển dụng khoảng 100.000 – 120.000 người lao động.
Để hỗ trợ DN tuyển dụng lao động trong thời gian này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại các tỉnh, thành phố đã thường xuyên tổ chức "Ngày hội việc làm"; Liên đoàn Lao động, Ban Quản lý các Khu công nghiệp cũng sẵn sàng hỗ trợ các DN trong việc truyền thông các thông tin tuyển dụng lao động trên mặt báo, website của ngành, địa phương, mạng xã hội…; một số Trung tâm dịch vụ việc làm đã tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm, trong đó, ưu tiên các phiên giao dịch việc làm trực tuyến để người lao động dễ đàng tìm việc hơn… để góp phần cùng DN hoàn thành những kế hoạch, mục tiêu sản xuất kinh doanh trong năm mới.
Theo các chuyên gia, để “giữ chân” người lao động, việc tăng mức đãi ngộ tốt cho người lao động là chưa đủ. DN còn cần tạo điều kiện cho người lao động duy trì công việc ổn định, có niềm tin về triển vọng nghề nghiệp; tạo điều kiện cho lao động được học hỏi kiến thức, nâng cao tay nghề thông qua các buổi đào tạo chuyên sâu hay các chuyến đi học thực tế...
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
