Định mức chi phí tái chế không hợp lý sẽ gây khó cho doanh nghiệp
![]() |
Doanh nghiệp đều ủng hộ tái chế bao bì và nhận thấy có trách nhiệm bảo vệ môi trường |
Đa số đều ủng hộ và nhận thấy có trách nhiệm
Phát biểu tại Hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký VCCI, cho biết nội dung này tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và chi phí đầu tư của doanh nghiệp, còn về lâu dài vấn đề này sẽ tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để xây dựng dự thảo Quyết định, Chính phủ và các bên liên quan đã rất nỗ lực để Việt Nam, người dân, doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường. hợp lý, hợp lệ.
Dưới góc độ của cộng đồng doanh nghiệp, ông Đậu Anh Tuấn cho biết VCCI và các doanh nghiệp hoàn toàn đồng tình với yêu cầu phải bảo vệ môi trường, giảm phát thải, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Các doanh nghiệp đều nhận thức được trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ chung này và luôn sẵn sàng đóng góp vào việc thu gom, xử lý, tái chế chất thải từ sản phẩm.
Bà Chu Thị Vân Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), cho biết trong một khảo sát của đơn vị với các doanh nghiệp trong ngành, 100% các doanh nghiệp đều ủng hộ việc cần thiết phải tái chế bao bì, sản phẩm để tận dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Việc này là cần thiết để đồng hành với Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường, xây dựng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.
Cùng chung nhận định này, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết Châu Âu đã thực hiện EPR từ nhiều năm qua. Các doanh nghiệp Châu Âu rất ủng hộ việc tái chế bao bì, sản phẩm thải bỏ để bảo vệ môi trường. Định mức chi phí tái chế Fs là quan trọng để xác định mức đóng góp của doanh nghiệp. Việc xác định Fs cần theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, điều kiện thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế.
Tuy nhiên, hiện một số quy định về Fs vẫn chưa rõ ràng, chưa mang tính đại diện cao... Do đó, để thực hiện EPR đạt đúng mục tiêu thì cần phải xây dựng một cách hợp lý, hiệu quả và thực tế, vừa bảo vệ môi trường vừa phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo |
Doanh nghiệp vẫn khó thực hiện
Dù khẳng định việc ban hành định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì là đúng chủ trương của Chính phủ, song bà Chu Thị Vân Anh cho biết có 70% doanh nghiệp sẽ rất khó thực hiện, 80% doanh nghiệp khó khăn khi phải chuẩn bị cả nguồn lực cả chi phí và hệ thống để tái chế, trong khi chỉ có 61% doanh nghiệp mới tiếp cận ở mức thông tin.
Đối với ngành bia - rượu - nước giải khát, bao bì đa phần là nhôm. Nếu tính định mức Fs như trong dự thảo thì 1 lon bia sẽ phải tính thêm 41 đồng, chai bia tăng thêm 51 đồng. Như vậy, giá vốn hàng hóa sẽ tăng lên và ảnh hưởng đến tâm lý khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất. Hơn nữa, doanh nghiệp sản xuất thực sự quá khó khăn trong những tháng đầu năm, dự báo sẽ còn nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm, nếu có tác động thêm đến gánh nặng chi phí thì doanh nghiệp khó mà trụ được.
Phân tích kỹ hơn về việc nhiều Fs đề xuất cao gấp nhiều lần so với mức trung bình của thế giới, đại diện EuroCham cho biết theo nghiên cứu của Liên minh Tái chế Việt Nam, Fs của nhôm cao gấp 4,9 lần trung bình các nước, gấp nhiều lần Na Uy và Đan Mạch; Fs của giấy hỗn hợp trong dự thảo là 10.815 đồng/kg, cao gấp 4,3 lần trung bình các nước...
Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này, theo EuroCham đến từ việc chưa áp dụng nguyên tắc kinh tế tuần hoàn do chưa trừ đi giá trị thu hồi được; chưa xem xét 2 nghiên cứu có đề xuất Fs thấp mà chỉ sử dụng 2 nghiên cứu có đề xuất Fs cao để tính trung bình là chưa hợp lý; chưa có các hệ số để khuyến khích sử dụng vật liệu tái chế, bao bì đơn giản, dễ tái chế.
Ngoài ra tại Việt Nam, các bao bì, sản phẩm làm từ vật liệu có giá trị cao, như nhôm, kim loại, giấy carton, bao bì nhựa cứng… khi thải bỏ đều ngay lập tức được thu gom vì tái chế sẽ có lãi. Chúng hầu như không tồn tại ngoài môi trường. Do đó, hệ số điều chỉnh cho Fs nên bằng 0. Còn với những vật liệu giá trị thu hồi thấp như túi nilon, bao bì giấy hỗn hợp ít được tái chế vì tái chế sẽ lỗ, đây mới chính là nguy cơ chủ yếu với môi trường nên cần nhà sản xuất đóng góp hỗ trợ nhà tái chế và mức Fs cần hợp lý, không cao hơn giá trung bình của thế giới.
Trên cơ sở đó, EuroCham kiến nghị trong 3 năm đầu tiên (2024-2026), cần tập trung vào hướng dẫn thi hành, chưa áp dụng xử phạt, chỉ truy thu khoản nộp thiếu nếu có, vì EPR là vấn đề rất mới đối với Việt Nam và cả Châu Á; thay đổi cách nộp đóng góp tái chế từ tạm ứng trước theo số lượng dự kiến vào đầu năm 2024 sang quyết toán theo số lượng thực tế khi kết thúc năm 2024 (tức là nộp vào tháng 4/2025) để doanh nghiệp vẫn thực hiện đầy đủ trách nhiệm với môi trường mà giảm được khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời, cần cho phép các doanh nghiệp thực hiện kết hợp cả hình thức tự tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế cho cùng loại bao bì/sản phẩm, thay vì bắt buộc chọn một trong 2 hình thức nêu trên.
Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường, bắt đầu từ năm 2024, nhà sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện EPR. Thực hiện trách nhiệm này, doanh nghiệp được lựa chọn hình thức tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế. Để có đủ căn cứ cho doanh nghiệp đóng tiền, Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành định mức Fs cụ thể cho từng loại sản phẩm, bao bì với chu kỳ điều chỉnh 3 năm một lần. Đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng dự thảo Quyết định và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu. |
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
