Điều dưỡng, hộ lý Việt Nam được đánh giá cao
Sau hơn 45 năm kể từ khi Việt Nam - Nhật Bản thiết lập mối quan hệ ngoại giao, hợp tác trong lĩnh vực lao động giữa hai nước ngày càng được coi trọng. Nhiều chương trình, dự án đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Việt Nam phối hợp với phía Nhật Bản triển khai, đang phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào thành công chung của quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Ông Nguyễn Bá Hoan, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH chia sẻ, chương trình hợp tác đưa điều dưỡng viên và hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) giai đoạn 2012-2019, đã chính thức triển khai từ năm 2012, được xem làm một điểm sáng trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, mang lại hiệu quả cao, góp phần mở rộng quan hệ hợp tác giữa hai nước.
![]() |
Ảnh minh họa |
Triển khai Hiệp định VJEPA giai đoạn 2012-2019, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc tuyển chọn và đưa vào đào tạo tiếng Nhật cho 8 khóa ứng viên điều dưỡng, hộ lý với tổng số 1.610 người. Trong đó, có 1.340 ứng viên đã được đưa sang làm việc tại các bệnh viện, cơ sở chăm sóc người cao tuổi tại Nhật Bản với mức lương từ 130 - 150 nghìn Yên/tháng (tương đương với 30 - 35 triệu đồng/tháng). Ngoài mức lương trên, thông thường ứng viên sẽ được nhận các khoản phụ cấp tương xứng với thành tích công việc.
Qua các đợt thi chứng chỉ điều dưỡng quốc gia Nhật Bản, các ứng viên điều dưỡng, hộ lý của Việt Nam đã khẳng định được năng lực vượt trội so với các đồng nghiệp các nước khác với tỷ lệ thi đậu chứng chỉ quốc gia tại Nhật Bản rất cao với 37% với ứng viên điều dưỡng và 91% với ứng viên hộ lý, trong khi ứng viên của các nước khác chỉ đạt tỷ lệ đỗ khoảng hơn 10% đối với điều dưỡng và trên 30% đối với hộ lý.
Ngoài ra, ứng viên điều dưỡng, hộ lý của Việt Nam luôn được các cơ sở đánh giá cao về tính cần mẫn, nhiệt tình trong công việc, năng lực chuyên môn, trình độ tiếng Nhật tốt, và có thể đảm đương được công việc mà nhân viên, điều dưỡng, hộ lý người Nhật đang làm… Vì vậy, nhu cầu tiếp nhận điều dưỡng, hộ lý Việt Nam từ các cơ sở tiếp nhận Nhật Bản luôn cao hơn nhiều so với số lượng ứng viên được tuyển chọn, đào tạo mỗi khóa. Điều này cũng cho thấy các ứng viên Việt Nam sau khi sang Nhật làm việc đã nỗ lực hết mình để tạo dựng uy tín, hình ảnh tại nước bạn. Hiện, Nhật Bản là một trong những thị trường lao động trọng điểm mà Việt Nam đã và đang đưa người lao động đến làm việc. Với sự hợp tác chặt chẽ của các cơ quan liên quan từ phía Nhật Bản và Việt Nam cùng sự cố gắng hết mình của các ứng viên sẽ có nhiều hơn nữa những điều dưỡng, hộ lý Việt Nam được đào tạo, đưa sang làm việc tại Nhật Bản theo chương trình này, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan nhấn mạnh.
Ông Hayashi Mikio, Bí thư thứ Nhất, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, Chính phủ Nhật Bản đánh giá rất cao những kết quả đạt được của chương trình với số lượng và chất lượng các ứng viên tăng lên đáng kể và rất ổn định theo từng năm.
Việc triển khai chương trình cũng như những kết quả đạt được trong thời gian qua đã chứng minh rằng, VJEPA đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cả hai nước. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu báo cáo đánh giá tổng kết triển khai thực hiện Chương trình hợp tác đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý đi làm việc tại Nhật Bản theo Hiệp định VJEPA khuyến nghị, cần gia hạn chương trình trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu thực tế.
Do tốc độ già hóa dân số nhanh và thiếu hụt lớn nhân sự ở ngành nghề này, dự báo, Nhật Bản có nhu cầu khoảng gần 400 nghìn vị trí. Chương trình đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản tiếp tục tuyển chọn khóa 9 năm 2020. Theo đó, các ứng viên sẽ tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật miễn phí 12 tháng; được cung cấp miễn phí chỗ ở nội trú, bữa ăn và được hỗ trợ tiền sinh hoạt phí. Kết thúc khóa học, ứng viên sẽ tham gia kỳ thi chứng chỉ năng lực tiếng Nhật cấp độ N3. |
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
