agribank-vietnam-airlines

“Điểm tựa” của hộ nghèo và các đối tượng chính sách

Võ Giang
Võ Giang  - 
Trong những năm qua, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) được “tiếp sức” phát triển các mô hình kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập ngay trên mảnh đất quê hương đầy nắng và gió.
aa
Lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội làm việc với Tỉnh ủy Đắk Lắk Chỉ thị số 40-CT/TW: “Kim chỉ nam” cho hoạt động tín dụng chính sách

Vượt khó từ nguồn vốn chính sách

Quảng Ninh là huyện có tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội, giao thông thuận lợi để phát triển các ngành, nghề, dịch vụ. Song, ông Hoàng Trung Đông - Bí Thư huyện ủy cũng chia sẻ, về cơ bản, đến nay, kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn, ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; thu ngân sách huyện và thu nhập bình quân của người dân vẫn còn thấp; thiếu nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho lao động nông thôn; đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều thiếu thốn.

Với vai trò là đầu mối cho vay vốn ưu đãi trên địa bàn, ông Nguyễn Tuấn Ngọc, Giám đốc phòng giao dịch NHCSXH huyện Quảng Ninh cho biết, phòng giao dịch đã bám sát các chỉ tiêu, định hướng và chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, của Ban đại diện HĐQT NHCSXH cũng như phối hợp với các Hội đoàn thể nhận ủy thác triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách, góp phần tích cực vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Đặc biệt, sự ra đời của Chỉ thị số 40-CT/TW, cùng với các hoạt động của NHCSXH đã làm thay đổi tích cực nhận thức của cấp ủy, chính quyền, cán bộ hội nhận ủy thác về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc cùng với NHCSXH triển khai thực hiện tốt việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vì mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Các chương trình vay ưu đãi của Đảng và Nhà nước, danh sách hộ vay được niêm yết công khai ngay tại Điểm giao dịch xã
Các chương trình vay ưu đãi của Đảng và Nhà nước, danh sách hộ vay được niêm yết công khai ngay tại Điểm giao dịch xã

Chia sẻ về hoàn cảnh của mình, bà Vũ Minh Hường, hộ vay vốn ở xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, cho biết, bà sinh ra và lớn lên tại thôn Hiển Vinh, xã Duy Ninh - nơi thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa lũ, vì vậy đời sống gặp nhiều khó khăn. Những năm trước đây, gia đình bà từng thuộc diện hộ nghèo, thu nhập chủ yếu của gia đình chỉ trông chờ vào 5.000m2 đất trồng lúa. Năm 1995 gia đình bà được giao 2ha đất sản xuất nhưng vì một số lý do và giao thông đi lại khó khăn nên gia đình đã đào ao nuôi cá và chăn nuôi heo, gà, vịt, thu nhập không cao.

Nhưng mọi chuyện đã khác kể từ khi bà tham gia sinh hoạt tại thôn, được tuyên truyền về chủ trương chính sách của Nhà nước, về chính sách tín dụng ưu đãi và được NHCSXH cho vay để chuyển đổi 1,5ha sang nuôi tôm thẻ chân trắng, còn lại tập trung trồng dừa xiêm, ổi, xoài, bưởi da xanh và cây ăn quả khác. Bà Hường cũng mạnh dạn đầu tư thêm một số mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài hoạt động ngành nghề sản xuất chính là trang trại tổng hợp, gia đình bà còn đầu tư sắm thêm 1 bộ rớ chàn để tạo thêm thu nhập hàng ngày cho gia đình nên tổng thu nhập qua hàng năm của hộ gia đình đạt khoảng trên 300 triệu đồng/năm sau khi trừ các chi phí. Nhờ đó, thu nhập thường xuyên của gia đình bà được đảm bảo.

Tương tự, ông Phạm Văn Hiếu, hộ vay vốn ở xã Duy Ninh cũng chia sẻ, năm 2019, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo, hai vợ chồng làm nông nghiệp nuôi 2 đứa con ăn học rất vất vả, kinh tế gia đình chỉ dựa vào đồng ruộng, thiếu thốn trăm bề. Được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương, của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Xuân Ninh và Tổ tiết kiệm vay vốn Phụ nữ thôn, gia đình ông được vay 50 triệu đồng theo chương trình hộ nghèo để xây chuồng trại và chăn nuôi bò sinh sản và 20 triệu đồng chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nhờ vào những đóng góp âm thầm, trách nhiệm của những con người nhiệt huyết, kể từ khi thành lập đến nay, NHCSXH huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến 30/4/2024, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn đạt 559 tỷ đồng, tăng 292 tỷ đồng so với thời điểm trước khi có Chỉ thị 40-CT/TW, với 8.623 khách hàng đang có dư nợ, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, tổng quá hạn và nợ khoanh tại NHCSXH huyện chỉ chiếm tỷ lệ 0,06% trên tổng dư nợ. Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, NHCSXH huyện Quảng Ninh đã thực hiện giải ngân 1.249 tỷ đồng với hơn 32.500 hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH; qua đó, giúp nhiều hộ nghèo có cơ hội vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống với gần 6.500 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; hơn 20 nghìn lao động được tạo thêm việc làm mới; gần 1.000 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, hơn 12.000 công trình nước sạch được xây dựng đảm bảo hợp vệ sinh, môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân… nhiều làng nghề được khôi phục.

Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tham gia họp giao ban ngay tại Điểm giao dịch xã
Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tham gia họp giao ban ngay tại Điểm giao dịch xã

Đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả

Đáng nói là, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội của huyện vẫn còn khó khăn nhưng HĐND, UBND huyện vẫn ưu tiên dành nguồn vốn để hỗ trợ cơ sở vật chất và nguồn vốn cho vay chuyển sang NHCSXH. Tính đến 30/4/2024, tổng nguồn vốn ngân sách huyện ủy thác qua NHCSXH huyện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đạt 10.313 triệu đồng. Tính từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW đến nay, trong 10 năm, tổng nguồn vốn ngân sách huyện ủy thác qua NHCSXH huyện là 9.800 triệu đồng. Hàng năm, nguồn vốn này đã được cho vay đúng đối tượng, hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả, nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH luôn được bảo tồn và phát triển.

Trong thời gian tới, để hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao hơn nữa, NHCSXH huyện xác định cần tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục triển khai sâu rộng Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đến các cấp ủy, chính quyền cơ sở và đến cán bộ đảng viên để Chỉ thị thực sự đi vào cuộc sống. Gắn kết việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới của địa phương trong từng thời kỳ.

“Điểm tựa” của hộ nghèo và các đối tượng chính sách
Cán bộ NHCSXH huyện Quảng Ninh hướng dẫn tận tình cho các hộ gia đình vay vốn

Bên cạnh đó, trước thực tiễn về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, ông Hoàng Trung Đông cho rằng, nhu cầu vay vốn hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm rất lớn, trong khi nguồn vốn này còn hạn chế. Đề nghị Chính phủ, bộ ngành liên quan và NHCSXH quan tâm bố trí thêm nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm; xem xét nâng mức cho vay chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn lên 25 triệu đồng/công trình. Đồng thời, thực hiện cho vay chương trình hộ có mức thu nhập trung bình. Những giải pháp này sẽ giúp phát huy hơn nữa tín dụng chính sách xã hội trong công cuộc giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội trên địa bàn huyện trong thời gian tiếp theo.

Võ Giang

Tin liên quan

Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Việt Nam đang từng bước định hình thị trường carbon nội địa, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong diễn đàn Thị trường Carbon Việt Nam năm 2025 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đưa ra đề xuất cho phép doanh nghiệp được mua đến 30% tín chỉ carbon trên tổng hạn ngạch phát thải để bù trừ. Đây là một bước điều chỉnh mạnh mẽ so với mức 10% như dự thảo ban đầu, được kỳ vọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh một cách linh hoạt và khả thi hơn.
TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa yêu cầu Hội Nông dân thành phố tổ chức tập huấn, tuyên truyền sâu rộng đến hội viên nhằm mục tiêu thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xây dựng, nhân rộng sản xuất “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”, nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất của người dân nông thôn.
Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua "xanh", các hợp tác xã Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải thay đổi tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất và nắm bắt cơ hội từ kinh tế xanh.
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong tháng 3/2025 ước đạt 6,14 tỷ USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu cả quý I lên 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, việc đẩy mạnh đầu tư công trở thành một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. “Tại Kon Tum, tỉnh miền núi Tây Nguyên, công tác này đang được nỗ lực thực hiện với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số vào năm 2025”.
Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Những ngày đầu tháng Tư, không khí lao động tại nhiều địa phương ven biển tỉnh Thanh Hóa như TP. Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hậu Lộc… trở nên nhộn nhịp khi ngư dân bước vào mùa đánh bắt cá trích. Đây được xem là thời điểm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con vùng biển.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú dự và phát biểu tại buổi làm việc.
Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025.
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh.
Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data