Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/12
![]() | Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/12 |
![]() | Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 28/11-2/12 |
Tin trong nước
Thị trường ngoại tệ phiên 6/12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.658 VND/USD, không thay đổi so với phiên đầu tuần. Giá bán USD được Sở giao dịch NHNN giữ nguyên niêm yết ở mức 24.840 VND/USD, giá mua vẫn tạm thời để trống.
Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá đô - đồng chốt phiên với mức 24.000 VND/USD, tăng nhẹ 10 đồng so với phiên 5/12. Tỷ giá đô - đồng trên thị trường tự do giảm mạnh 150 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, giao dịch tại 24.350 VND/USD và 24.500 VND/USD.
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng ngày 6/12, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng VND tăng 0,05 - 0,10 điểm phần trăm ở hầu hết các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống, ngoại trừ đi ngang ở kỳ hạn 2 tuần so với phiên đầu tuần, cụ thể: qua đêm 5,42%; 1 tuần 6,47%; 2 tuần 6,88% và 1 tháng 7,83%.
Lãi suất chào bình quân liên ngân hàng USD giảm 0,02 điểm phần trăm ở kỳ hạn 1 tuần trong khi không thay đổi ở các kỳ hạn còn lại; giao dịch tại: qua đêm 3,90%; 1 tuần 4,10%; 2 tuần 4,23%, 1 tháng 4,43%.
Lợi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp không thay đổi ở hầu hết các kỳ hạn, ngoại trừ tăng ở kỳ hạn 10 năm, cụ thể: 3 năm 4,76%; 5 năm 4,81%; 7 năm 4,86%; 10 năm 4,92%; 15 năm 5,05%.
Nghiệp vụ thị trường mở phiên hôm qua, NHNN chào thầu 15.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 6,0%; có 11,352,83 tỷ đồng trúng thầu, có 11.315,22 tỷ đồng đáo hạn. NHNN không chào thầu tín phiếu NHNN.
Như vậy, NHNN bơm ròng 37,61 tỷ đồng ra thị trường qua nghiệp vụ thị trường mở. Khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 77.415,11 tỷ đồng, khối lượng tín phiếu lưu hành giữ ở mức 39.999,8 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán hôm qua, tâm lý nhà đầu tư phản ứng không mấy tích cực trước thông tin nới room tín dụng, cổ phiếu ngân hàng bị chốt lời; cùng diễn biến kém khả quan của thị trường thế giới, chứng khoán Việt Nam đóng cửa ở mức thấp nhất phiên. Chốt phiên, VN-Index giảm 44,98 điểm (-4,11%) còn 1.048,69 điểm; HNX-Index mất 7,16 điểm (-3,26%) về mức 212,80 điểm; UPCoM-Index hạ 2,22 điểm (-3,03%) xuống mức 71,02 điểm. Thanh khoản thị trường tăng mạnh với giá trị giao dịch đạt gần 27.000 tỷ VND. Khối ngoại mua ròng hơn 826 tỷ đồng trên cả 3 sàn.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước 11 tháng năm 2022 ước đạt 1.638,9 nghìn tỷ đồng, bằng 116,1% dự toán, tăng 17,4% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó, thu nội địa đạt 110,5% dự toán, tăng 13,5%; thu từ dầu thô vượt 144,6% dự toán, tăng 77,6%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 132,4% dự toán, tăng 25,1%. Tổng chi ngân sách nhà nước 11 tháng ước đạt 1.359 nghìn tỷ đồng, bằng 76,2% dự toán, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: chi đầu tư phát triển ước đạt 64,3% dự toán quốc hội quyết định đầu năm, đạt 58,33% kế hoạch được giao; chi trả nợ lãi đạt 79,8% dự toán; chi thường xuyên đạt 84,2%.
Tin quốc tế
Văn phòng Phân tích Kinh tế Mỹ (BEA) cho biết cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ của nước này thâm hụt 78,2 tỷ USD trong tháng 10, lớn hơn mức thâm hụt 74,1 tỷ của tháng trước đó, song vẫn chưa tới mức thâm hụt 80,1 tỷ theo dự báo. Biểu đồ của BEA cho thấy giá trị thâm hụt đang có xu hướng tăng trở lại, sau khi hạ nhiệt trong quý III.
Trong phiên họp ngày hôm qua, NHTW Úc (RBA) thông báo tăng lãi suất chính sách 25 điểm cơ bản, lên 3,10% từ mức 2,85% trước đó. Trong bài phát biểu sau cuộc họp, Thống đốc RBA Philip Lowe nhận định, lạm phát tại Úc ở mức 6,9% trong tháng 10, là mức quá cao so với mục tiêu của RBA. Lạm phát được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới, đạt đỉnh ở khoảng 8% khi kết thúc năm 2022, sau đó được kỳ vọng hạ nhiệt ở năm 2023 khi các vấn đề về chuỗi cung ứng được khắc phục, và tiếp tục xuống chỉ còn hơn 3% vào cuối năm 2024.
Về kinh tế Úc, RBA dự báo GDP sẽ tăng khoảng 1,5% mỗi năm trong giai đoạn 2023-2024. Ông Philip Lowe khẳng định, RBA luôn ưu tiên ổn định lạm phát ở mức mục tiêu 2-3% trong dài hạn. Cơ quan này kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng lãi suất chính sách ở các kỳ họp tới, nhưng sẽ không đặt ra lộ trình cụ thể. Thời điểm tăng và mức độ tăng sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế trong tương lai.
Thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản tăng 1,8% so với cùng kỳ trong tháng Mười, thấp hơn mức tăng 2,2% của tháng Chín đồng thời thấp hơn mức tăng 2,0% theo dự báo. Bên cạnh đó, mức chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản tăng 1,2% so với cùng kỳ trong tháng Mười, thấp hơn nhiều so với mức 2,3% của tháng Chín song vẫn tích cực hơn mức 0,9% theo dự báo.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư
