agribank-vietnam-airlines

Đi làm chất lượng lợi nhuận của ông lớn ngành sữa

Hồng Hạnh
Hồng Hạnh  - 
Chất lượng lợi nhuận của một công ty được đánh giá dựa trên nhiều chỉ tiêu, trong đó dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, được đo lường tương quan với lợi nhuận sau thuế là thuật ngữ quen thuộc để đánh giá chất lượng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số này thể hiện khả năng tạo ra tiền trong hoạt động kinh doanh nội tại cũng như sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
aa
Phát triển bền vững và quản trị tiên tiến, Vinamilk tạo dấu ấn lớn cho ngành sữa trong “Năm Covid” Ngành sữa còn nhiều thách thức, Vinamilk thận trọng với mục tiêu tăng trưởng Vinamilk chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng về ngành sữa Việt Nam
Đi làm chất lượng lợi nhuận của ông lớn ngành sữa

Dòng tiền của một doanh nghiệp có thể khác nhau phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và vòng đời kinh doanh. Nhìn chung, các công ty đã tăng trưởng ổn định thường có dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương và biến động thấp, đủ để tài trợ cho các khoản đầu tư, chi trả cổ tức, nợ vay và được tạo ra bền vững từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh cốt lõi và luân chuyển vốn lưu động ổn định.

Khi đó, tỷ lệ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên lợi nhuận sau thuế sẽ duy trì quanh mức 1, đều đặn qua các năm, thể hiện chất lượng lợi nhuận cao của doanh nghiệp bởi điều đó cho thấy 1 đồng lợi nhuận thực sự là 1 đồng tiền mặt thu về. Tại CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM), tỷ lệ này luôn duy trì ở mức cao trong suốt thập kỷ qua.

Yếu tố giúp Vinamilk duy trì tỷ lệ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

10 năm qua thị trường sữa Việt Nam chứng kiến không ít biến động, những yếu tố vĩ mô như suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao tác động trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa của người tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng ngày càng đa dạng hơn.

Khi đó, các công ty sản xuất sữa cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các biến động bên ngoài này nhưng một vài tên tuổi lớn vẫn duy trì doanh thu ổn định. Ngoài các nỗ lực thúc đẩy lợi thế cạnh tranh, còn một phần nhờ việc điều chỉnh tín dụng thương mại linh hoạt và chính sách bán hàng hợp lý.

Đi làm chất lượng lợi nhuận của ông lớn ngành sữa

2022 là năm nhiều mặt hàng sữa nguyên liệu tăng giá kỷ lục, thậm chí có nhóm tăng đến 100%. Cùng với đó, giá cước vận chuyển, thức ăn chăn nuôi, phân bón tăng đẩy chi phí sản xuất lên cao.

Tuy nhiên, Vinamilk vẫn có thể duy trì chỉ số Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh/lợi nhuận sau thuế ổn định ở mức cao. Không những thế, 2022 là năm mà chỉ số này cao thứ hai và cao nhất từ sau đại dịch COVID-19.

Để quản trị tỷ lệ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh/lợi nhuận sau thuế hiệu quả, doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi trong hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ, mua hàng hóa hay nguyên vật liệu đầu vào… từ đó, tối ưu dòng tiền và đảm bảo tiền được lưu chuyển thông suốt.

Trước bối cảnh biến động giá nguyên vật liệu nhập khẩu như năm 2022, ban lãnh đạo Vinamilk cho biết, Công ty đã rà soát toàn bộ hệ thống phân phối để hoạch định kế hoạch bán hàng, đưa hàng tồn kho nguyên vật liệu và hàng bán về mức phù hợp cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng nhất.

Tỷ lệ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh/lợi nhuận sau thuế từ 2013 đến 2022
Tỷ lệ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh/lợi nhuận sau thuế từ 2013 đến 2022

Tận dụng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dồi dào này, công ty tích cực đầu tư để mở rộng nguồn cung sữa tươi nguyên liệu nhằm nâng cao khả năng kiểm soát chi phí đầu vào.

VNM đang hoàn thiện hệ thống trang trại bò sữa tự chủ nguồn nguyên liệu, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế trong những năm qua. Hiện VNM sở hữu 15 trang trại bò sữa tại Việt Nam và Lào, 16 nhà máy sữa hiện đại trong và ngoài nước.

Tại ngày 31/03/2023, số dư tiền ròng hợp nhất chiếm hơn 24% tổng tài sản. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản ở mức 14%, tối ưu hơn so với mức 10% vào cuối năm trước để tận dụng đòn bẩy hiệu quả trong hoạt động vận hành, luân chuyển vốn.

Kỳ vọng cho năm 2023

Giai đoạn 10 năm từ 2013-2022, tỷ suất lợi nhuận gộp của VNM bình quân đạt hơn 43%/năm, mức cao nhất nhì trong số những công ty đại chúng ngành sữa. Bên cạnh đó, với khối tài sản khổng lồ tăng trưởng liên tục qua các năm, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của VNM đạt xấp xỉ 27%/năm trong 10 năm qua, mức cao nhất trong số các doanh nghiệp sữa trên sàn chứng khoán.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng duy trì bình quân 36%/năm, vượt trội hơn nhiều doanh nghiệp khác cùng ngành tại Việt Nam.

Đi làm chất lượng lợi nhuận của ông lớn ngành sữa

Nếu nhìn rộng ra hơn khi so sánh với các doanh nghiệp F&B trên thế giới, thống kê của Chứng khoán Bảo Việt (BVS) cho thấy VNM có được tỷ suất sinh lời ROA và ROE ghi nhận trong năm 2022 lần lượt 26% và 17%, kết quả này vượt trội hơn rất nhiều đại gia F&B nổi tiếng như Meji (Nhật Bản), Morinaga (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Otion (Hàn Quốc), Mengniu Dairy (Trung Quốc)…

2022 là năm đầu tiên VNM thực thi chiến lược 5 năm tiếp theo. Bà Mai Kiều Liên thẳng thắn nhìn nhận: “Từ năm qua, chúng tôi đã bắt đầu thực thi chiến lược 5 năm bằng việc xác định quy mô, vấn đề cần cải thiện để bắt đầu thực hiện trong 2023. Tất cả khối từ sản xuất, kinh doanh, nội địa, xuất khẩu, nghiên cứu và phát triển, nhân sự. Theo đánh giá của tôi, tất cả kết quả khả quan và chúng ta có thể tin tưởng tương lai sắp tới của VNM”.

Để có thể đạt mục tiêu doanh thu 63,380 tỷ đồng cùng lợi nhuận sau thuế 8,622 tỷ đồng của năm 2023, trong môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn thử thách, VNM quyết tâm chuyển đổi để vượt qua cái bóng của những thành công trước đây, phát huy hết tiềm năng ở thời kỳ mới.

Vinamilk đã chuẩn bị và thực hiện các kế hoạch tạo đà cho sự phát triển từ năm 2023. Trước áp lực cạnh tranh ngành sữa bột và sữa nước, Công ty đang rà soát lại toàn bộ các dòng sản phẩm chính nhằm đảm bảo duy trì chất lượng vượt trội so với đối thủ, song song đó cải tiến ra mắt sản phẩm mới, truyền thông, quảng bá sản phẩm.

Giữa tháng 4, VNM ký kết đối tác chiến lược với 6 tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới nằm ứng dụng các thành tựu khoa học dinh dưỡng vào các dòng sản phẩm sữa bột trẻ em đạt tiêu chuẩn quốc tế, tiến gần tới chuẩn vàng sữa mẹ.

Đi làm chất lượng lợi nhuận của ông lớn ngành sữa

VNM ký kết đối tác chiến lược với 6 tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới

Theo CEO Mai Kiều Liên phát biểu tại ĐHĐCĐ năm 2023, quý 2 và 3 sẽ là mùa vụ của tất cả sản phẩm, VNM sẽ tập trung để tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận trong hai quý này. Đây cũng là giai đoạn giá nguyên vật liệu ổn định. Bà Liên cho biết, Công ty đã chốt giá sữa bột nhập khẩu cho đến tháng 08/2023.

Theo Global Dairy Trade, giá sữa nguyên kem, sữa bột tách béo và chất béo khan tính đến tháng 4 giảm gần 40% từ mức giá đỉnh ở thời điểm giữa năm 2022, về mức tương đương của năm 2021.

Chứng khoán VNDirect cho biết năm 2023, giá nguyên liệu bột sữa nguyên kem được kỳ vọng giảm 5%, theo đó đây sẽ là yếu tố góp phần chủ đạo đưa biên lợi nhuận gộp của VNM cải thiện 0.9 điểm % lên gần 41% trong năm nay.

VNM cũng đã thực hiện các hợp đồng xuất khẩu với giá trị 100 triệu USD và sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nửa cuối năm. Ban lãnh đạo đặt mục tiêu tổng giá trị hợp đồng xuất khẩu ký được đạt 220 triệu USD trong 2023.

Vào tháng 3, VNM và Sojitz Nhật Bản khởi công tổ hợp chăn nuôi - chế biến thịt bò Vinabeef Tam Đảo theo tổng giá trị thỏa thuận hợp tác lên đến 500 triệu USD. Tổ hợp được triển khai trên diện tích 75.6 ha, gồm hai phân khu chính là trang trại chăn nuôi bò thịt 10,000 con và nhà máy chế biến thịt bò mát với công suất 30.000 con/năm (10,000 tấn sản phẩm/năm).

Dự kiến năm 2024 dự án đi vào hoạt động với sản phẩm thịt bò mát được chế biến theo công nghệ Nhật Bản mang thương hiệu Vinabeef.

Hồng Hạnh

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data