Đề xuất tăng học phí với cấp mầm non và tiểu học
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đề xuất thực hiện mức thu học phí năm học 2022-2023 đối với các trường chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: áp dụng mức sàn học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên bằng mức sàn thu học phí đối với các địa bàn dân cư thành thị và nông thôn tương đương với nhóm 1 (các quận) và nhóm 2 (các huyện Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn) là 100.000 đến 300.000 đồng/học sinh/tháng. Từ năm học 2023-2024 trở đi thì sẽ căn cứ thực hiện theo khoản 3 Điều 9 của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.
![]() |
Ảnh minh họa |
Các trường mầm non, phổ thông tự bảo đảm chi thường xuyên; tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như sau: Thực hiện theo quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 9 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP về mức học phí năm học 2022 – 2023. Các trường tiểu học chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: bằng mức sàn thu học phí đối với các địa bàn dân cư thành thị và nông thôn tương đương với nhóm 1 và nhóm 2 là 100.000 đến 300.000 đồng/học sinh/tháng đối với bậc biểu học: Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. Mức học phí đối với cấp tiểu học quy định tại khoản này cũng làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập và các đối tượng học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định.
Trước đó, từ tháng 11/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã tham mưu UBND TP.HCM xây dựng Tờ trình HĐND TP.HCM về quy định tăng mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2021-2022; năm học 2022-2023 và từ năm học 2023-2024 theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP trên địa bàn TP.HCM. Tuy nhiên vì nhiều lý do khách quan và diễn biến dịch bệnh còn phức tạp, kinh tế thành phố gặp nhiều khó khăn nên các nội dung trên chưa được thông qua. Và sau đó, HĐND TP.HCM đã ban hành Nghị quyết số 28/2021/NQ-HĐND về quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2021-2022 trên địa bàn TP.HCM có hiệu lực từ ngày 19/12/2021.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho rằng, hiện nay trong tình hình dịch bệnh cũng đã được kiểm soát và kinh tế thành phố đang từng bước ổn định, phát triển. Tuy nhiên đời sống kinh tế của người dân cũng còn gặp nhiều khó khăn nên việc đề xuất tăng học phi là vấn đề hết sức nhạy cảm. Mức thu học phí đề xuất năm học 2022-2023 là căn cứ mức sàn (mức thấp nhất) là đúng quy định nhưng so với mức thu năm 2021-2022 và các năm học trước đây có tăng.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM nhận định, khung thu học phí đang đề xuất là phù hợp với điều kiện thực tế. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh mức thu học phí hợp lý cũng góp phần tăng nguồn thu cho các cơ sở giáo dục và đào tạo, cùng với ngân sách nhà nước nâng cao mức đầu tư trên mỗi học sinh, đồng thời tạo nguồn điều tiết ngân sách đầu tư nhiều hơn ở nơi còn nhiều khó khăn, thực hiện tốt tính công bằng trong hệ thống giáo dục.
Theo ông Hiếu, trong điều kiện còn hạn hẹp về tài chính, học phí là nguồn bổ sung tài chính quan trọng, thể hiện sự chia sẻ chi phí giữa nhà nước, xã hội và người học để chi phí dạy học ở các trường đạt mức cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
