agribank-vietnam-airlines

 Để thực thi Luật Tiếp cận thông tin đi vào thực chất

Hương Giang
Hương Giang  - 
Sau hơn 2 năm chuẩn bị và 3 năm có hiệu lực, nhiều cơ quan nhà nước đã phổ biến và thực thi Luật Tiếp cận thông tin đạt kết quả tốt được người dân đón nhận. Tuy nhiên, 9 nội dung công việc theo yêu cầu của Luật Tiếp cận thông tin vẫn chưa được một số cơ quan thực hiện hoàn chỉnh vì gặp nhiều vướng mắc.
aa

Vấn đề được các chuyên gia chia sẻ tọa đàm trực tuyến “Chia sẻ kinh nghiệm thực thi Luật Tiếp cận thông tin” do Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ (CEPEW) phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức.

de thuc thi luat tiep can thong tin di vao thuc chat
Người dân đã được hỗ trợ tiếp cận thông tin bằng nhiều giải pháp

Luôn tạo điều kiện cho người dân

Đại diện nhóm nghiên cứu “Đánh giá việc thực thi Luật Tiếp cận thông tin” cho biết, trong lần đánh giá năm có những thay đổi tích cực từ phía các cơ quan nhà nước trong việc triển khai luật trên ba khía cạnh. Trong đó, công khai quy chế, đầu mối cung cấp thông tin và thiết lập chuyên mục tiếp cận thông tin có tỷ lệ cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương thực hiện cao hơn ít nhiều so với lần đánh giá năm 2019. Nhiều cơ quan nhà nước cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện đã xây dựng báo cáo tình hình thực thi Luật Tiếp cận thông tin của cơ quan mình theo yêu cầu thể hiện trong các công văn do Bộ Tư pháp ban hành.

Chia sẻ kinh nghiệm thực thi Luật Tiếp cận thông tin, ông Nguyễn Đăng Hòa, Giám đốc Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh cho biết, trong thời gian qua, đơn vị đã phát huy vai trò cung cấp các thông tin cập nhật, kịp thời về chế độ chính sách của tỉnh đến người dân.

Đặc biệt trong đợt dịch COVID-19, những thông tin về hướng dẫn phòng, chống dịch, các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh được cập nhật liên tục để người dân kịp thời nắm bắt. Đơn vị cũng tìm hiểu nhu cầu thông tin và nghiên cứu tâm lý của người dân để lựa chọn bố cục, sắp xếp thông tin trên giao diện. Chuyên mục hỏi đáp và đường dây nóng cung cấp thông tin cho người dân có tháng tiếp nhận và giải quyết khoảng 400-500 ý kiến. Ngoài ra, Cổng thông tin còn có fanpage hoạt động trên nền tảng Facebook và Zalo, tháng cao điểm có tới khoảng 10 triệu lượt xem.

Tương tự, ông Châu Văn Huệ, đại diện Liên minh Đất rừng (FORLAND) cũng cho biết, đơn vị tiếp cận Luật theo hướng từ dưới lên trên. Tức là nâng cao hiểu biết của người dân về quyền được cung cấp thông tin, hỗ trợ người dân về cơ sở hạ tầng để người dân tiếp cận các văn bản của chính quyền địa phương thông qua bảng tin, loa truyền thanh... Đơn vị lựa chọn hỗ trợ các nhóm nòng cốt có kiến thức về công nghệ thông tin ở cùng địa bàn, nếu người dân không hiểu, chưa tiếp cận được thì sẽ có người chia sẻ, hỗ trợ được ngay.

"Đồng thời, đơn vị cũng nâng cao năng lực về truyền thông thông qua các banner, pano, poster, áp phích... để người dân hiểu về quyền và trách nhiệm tiếp cận thông tin. Củng cố cơ sở hạ tầng ở cấp xã để người dân có thể tiếp cận được ngay. Tập huấn cho các cán bộ nòng cốt để họ hiểu về Cổng thông tin điện tử, cách khai thác, truy cập thông tin thì mới thể hỗ trợ người dân bất kỳ lúc nào", ông Châu Văn Huệ nói.

Ngoài ra, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các cơ quan nhà nước đóng vai trò quan trọng trong thực hiện các thủ tục và quy trình về công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân. Bà Ngô Thị Thu Hà, Giám đốc CEPEW cho rằng, vai trò của giới báo chí và các tổ chức xã hội là rất quan trọng, đặc biệt là trong việc thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin, theo dõi và hỗ trợ thực hành của các cơ quan nhà nước trong thực hiện công khai thông tin.

Còn nhiều khó khăn, vướng mắc

Thống kê cho thấy, trong số 315 cơ quan nhà nước được gửi thư yêu cầu cung cấp thông tin, chỉ 27,9% cơ quan cung cấp thông tin; 5,7% số cơ quan từ chối cung cấp thông tin; 7,9% số cơ quan thể hiện chưa nắm được quyền yêu cầu cung cấp thông tin của công dân, đại diện nhóm nghiên cứu thông tin.

Bàn về những khó khăn trong quá trình thực thi Luật tiếp cận thông tin, ông Cao Thế Vĩnh, Chủ tịch UBND xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị gặp khó khăn về nguồn lực và cơ sở hạ tầng cung cấp thông tin. Cán bộ phụ trách đầu mối thông tin là cán bộ văn phòng - thống kê kiêm nhiệm với khối lượng công việc nhiều. Nguồn kinh phí bố trí cho hoạt động cung cấp thông tin còn hạn chế... Ngoài ra, cơ sở vật chất, máy tính chưa đáp ứng được nhu cầu.

Trong số các khuyến nghị tới các cơ quan nhà nước ở lần đánh giá này, bà Nguyễn Kim Thoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự và hành chính (Bộ Tư pháp) đề xuất một số nội dung công việc mỗi cơ quan nhà nước cần làm. Cụ thể, ban hành và công bố công khai quy chế nội bộ về tổ chức cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm; trang bị phương tiện kỹ thuật, bố trí cán bộ hướng dẫn, giải thích, giúp đỡ người không biết chữ, người khuyết tật...; lập, duy trì và cập nhật danh mục thông tin phải công khai và thông tin công dân được tiếp nhận; phân công và công khai đầu mối cung cấp thông tin...

Hương Giang

Tin liên quan

Tin khác

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Huỳnh Thị Kim Oanh (sinh năm 1985, thường trú TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương) và Đào Trọng Quân (sinh năm 1992, thường trú tỉnh Thái Bình) về các hành vi mua bán tài khoản ngân hàng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tài khoản ngân hàng; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản.
Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2025.

Dự thảo Luật Kế toán sửa đổi: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo. Dự thảo Luật Kế toán đã sửa đổi nhiều quy định quan trọng góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán; Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đảm bảo sự nhất quán và phù hợp với các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, vấn còn một số nội dung cần bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tế.

Luật Quản lý thuế sửa đổi: Tránh tăng thêm trách nhiệm và chi phí cho doanh nghiệp và cá nhân

Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp nội dung chứng khoán, kế toán, kiểm toán độc lập và luật quản lý thuế trong dự thảo sửa đổi 7 luật của Bộ Tài chính do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức là về quản lý thuế. Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng nhiều quy định quản lý thuế gây khó trong thực thi, thậm chí không khả thi, tạo gánh nặng cho DN và người dân.

NHNN Phú Yên tổ chức tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Mới đây, NHNN chi nhánh Phú Yên phối hợp với Công an tỉnh và Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phòng chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng năm 2024.

Đồng Nai: Tăng cường giải pháp ngăn ngừa tín dụng đen

Tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở, ngành địa phương chủ động phối hợp với hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng độ phủ của tín dụng vi mô nhằm hạn chế tình trạng người dân có nhu cầu vay vốn chính đáng không tiếp cận được các kênh tín dụng chính thức phải tìm đến tín dụng đen.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Cần định hình được vị thế và chiến lược riêng của Việt Nam

Góp ý vào dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số (CNCNS) do Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo, các chuyên gia chỉ ra Ban soạn thảo chưa thể hiện rõ tầm nhìn của việc tại sao lại cần ban hành Luật CNCNS, đồng thời chưa có các chính sách chiến lược và hiệu quả để thu hút đầu tư với lĩnh vực này.

Luật công nghiệp công nghệ số: Cần quy định rõ ràng, hợp lý, thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo

Tham luận Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự án Luật Công nghiệp công nghệ số do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, các chuyên gia cho rằng một số quy định còn chưa được rõ ràng, thiếu hợp lý trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến các vấn đề và khó khăn cho các doanh nghiệp khi chuẩn bị kế hoạch tuân thủ.

Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường?

Ngày 11/7, tại hội thảo góp phần hoàn thiện Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp đều cho rằng việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) không đủ để giải quyết thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam, nhưng lại làm giảm khả năng tiếp cận sản phẩm có đường đối với một số đối tượng, giảm việc làm và thu nhập của nhiều người dân và các DN trong hệ sinh thái sản xuất.

Triệt phá chuyên án ma túy lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không

Thông tin từ Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy (Cục Hải quan Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng triệt phá chuyên án ma túy từ Đức về Việt Nam. Chuyên án HP524 do Cục chủ trì xác lập, phối hợp với PC 04-Công an TP Hà Nội, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đã thu giữ 179 kg ma túy tổng hợp MDMA, lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data