Để thu hút các “đại bàng” bán dẫn
Cần chiến lược rõ ràng để thu hút đầu tư du lịch Giải pháp nào để thu hút dòng vốn ngoại vào thị trường chứng khoán? Trung tâm Tài chính Quốc tế: Cần chính sách vượt trội để thu hút nhà đầu tư lớn |
Cơ hội “trăm năm có một”
Để tận dụng được cơ hội và phát huy lợi thế, Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm nhân lực bán dẫn toàn cầu vào năm 2030 và trung tâm về công nghiệp bán dẫn và điện tử toàn cầu đến năm 2040. Đặc biệt là Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia tiếp tục nhấn mạnh đây là chìa khóa quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Nguyễn Đức Tâm, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, Việt Nam đã hội tụ các điều kiện để sẵn sàng đón nhận, hợp tác với các đối tác trên thế giới trong lĩnh vực bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là hệ thống chính trị ổn định và quyết tâm chính trị cao trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo, các ngành công nghệ cao. Việt Nam có dân số hơn 100 triệu dân, đang trong thời kỳ dân số vàng, có thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và có năng lực tiếp cận khoa học công nghệ được đánh giá cao. Đặc biệt, hiện nay, Việt Nam đã hình thành được một hệ sinh thái bán dẫn và AI có quy mô lớn với sự tham gia của nhiều đối tác công nghệ hàng đầu thế giới.
Trong năm 2024, Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách quan trọng để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển toàn diện hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; tạo môi trường thúc đẩy nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ. Có thể kể đến như Chương trình Phát triển nguồn nhân lực và Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam, thành lập Quỹ Hỗ trợ đầu tư cho các ngành công nghệ cao, trong đó có AI và bán dẫn…
Dưới góc nhìn doanh nghiệp, ông Vũ Tuấn Anh, Chủ tịch GLE Group chia sẻ, Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy phát triển công nghệ cao. Hiện có rất nhiều tập đoàn lớn đã và đang đầu tư vào Việt Nam; các tập đoàn lớn trong nước cũng đã và đang triển khai mạnh mẽ các dự án để phát triển ngành bán dẫn nội địa. Điều này kích thích khát vọng chinh phục của các nhà đầu tư.
![]() |
Việt Nam đã hội tụ các điều kiện để sẵn sàng đón nhận, hợp tác với các đối tác trên thế giới trong lĩnh vực bán dẫn |
Cần có chính sách đủ nhanh, đủ tốt
Ông Lê Quang Đạm, Tổng giám đốc Marvell Việt Nam - người đã gắn bó với ngành bán dẫn và AI tại Việt Nam hơn 12 năm cho rằng, Việt Nam đang đứng trước cơ hội “ngàn năm có một” để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn khi chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị đứt gãy và thiếu hụt. Thách thức đặt ra là làm sao nắm bắt cơ hội, biến triển vọng thành hiện thực. Trong 2 năm qua, chúng ta đã có những thành công đáng kể, nhưng vẫn chưa đủ nhanh và chưa tạo đủ điều kiện để phát huy tối đa tiềm năng, khai thác tối đa cơ hội đang có.
Bên cạnh đó, GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chia sẻ, trong phát triển các ngành công nghệ cao, Việt Nam đang gặp bất lợi so với các nước phát triển như cơ sở hạ tầng điện, giao thông, logistics hay nhân lực về công nghệ cao, đặc biệt trong ngành bán dẫn còn thiếu hụt. Tuy nhiên, khoảng trống này có thể được lấp đầy nhanh chóng nếu có quyết tâm lớn, chủ trương, chiến lược đúng đắn.
Để thu hút được các “đại bàng” bán dẫn tới Việt Nam làm tổ, theo các chuyên gia cần có các chính sách thu hút đầu tư đủ nhanh, đủ tốt. Ông Lê Quang Đạm đề xuất, Việt Nam cần có một chính sách đầu tư minh bạch và hấp dẫn. Bên cạnh đó, các chính sách liên quan đến quyền lợi của người lao động như ưu đãi về cổ phiếu, mua bán cổ phiếu cần được quan tâm và tạo điều kiện. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chất lượng cao cần được chú trọng đào tạo và phát triển nên cần có các chính sách thu hút nhân tài, bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài, tham gia vào các vị trí quan trọng trong các công ty đa quốc gia và các công ty khởi nghiệp.
Việc áp dụng cơ chế “luồng xanh” trong thu hút đầu tư cũng được kỳ vọng giúp luân chuyển máy móc, thiết bị giữa các chi nhánh các nước trong nội bộ các tập đoàn đa quốc gia thuận lợi hơn. Như Đà Nẵng hiện nay cũng đang áp dụng cơ chế đặc thù cho doanh nghiệp đầu tư chiến lược với các ưu đãi miễn giảm thuế doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, một trong những vấn đề được các công ty công nghệ đặc biệt quan tâm là lưu chuyển tiền tệ và giao dịch cổ phiếu của các tập đoàn đa quốc gia tại các sàn giao dịch quốc tế. Với những chuyển động chính sách gần đây trong việc áp dụng cơ chế đặc thù để hút vốn đầu tư, nghiên cứu thành lập trung tâm tài chính… hy vọng các chính sách sẽ cởi mở hơn. “Chắc chắn rằng những thay đổi này sẽ làm môi trường đầu tư của Việt Nam hấp dẫn hơn, cạnh tranh hơn trong cuộc đua thu hút “đại bàng” công nghệ, bán dẫn”, ông Lê Quang Đạm khẳng định.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
