agribank-vietnam-airlines

Đề nghị Bỉ sớm phê chuẩn EVIPA, góp phần tạo làn sóng đầu tư mới

Lê Đỗ
Lê Đỗ  - 
Theo TTXVN, chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà Vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Tổng Bí thư đề nghị Bỉ sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), qua đó góp phần tạo làn sóng đầu tư mới giữa EU, Bỉ và Việt Nam.
aa
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà Vua Bỉ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà Vua Bỉ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tổng Bí thư bày tỏ hài lòng trước sự phát triển tích cực của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ thời gian qua với tin cậy chính trị ngày càng được củng cố, tạo cơ sở thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Để tương xứng với tiềm năng và quan hệ chính trị tốt đẹp, Tổng Bí thư nhấn mạnh hai nước cần tiếp tục làm sâu sắc hợp tác trong các lĩnh vực thương mại - đầu tư, nông nghiệp bền vững, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân..., đồng thời đẩy mạnh hơn nữa hợp tác thực chất trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là chia sẻ mô hình phát triển doanh nghiệp từ môi trường đại học của Bỉ, góp phần giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển đến năm 2030 và 2045.

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ nhất trí cần phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực để thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, pháp quyền, phát huy trách nhiệm quốc tế để giải quyết các thách thức khu vực và toàn cầu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hai nhà lãnh đạo bày tỏ nhất trí cần phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực để thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, pháp quyền, phát huy trách nhiệm quốc tế để giải quyết các thách thức khu vực và toàn cầu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhà Vua Bỉ Philippe trân trọng cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm của Tổng Bí thư, Lãnh đạo cấp cao và nhân dân Việt Nam; cho rằng với điểm tương đồng về vị trí địa lý nằm ở trung tâm châu Âu và Đông Nam Á, hai bên cần thúc đẩy hợp tác trở thành cửa ngõ của nhau tại mỗi khu vực; nhất trí với đánh giá của Tổng Bí thư rằng quan hệ hữu nghị Việt Nam - Bỉ trong hơn 50 năm qua phát triển hết sức tốt đẹp và hai nước cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, môi trường…

Tổng Bí thư đánh giá cao đội ngũ chuyên gia Việt Nam được đào tạo tại Bỉ trong những năm qua, đã đóng góp tích cực vào công tác quản lý nhà nước và nền kinh tế Việt Nam; nhấn mạnh cần tạo thuận lợi cho công dân hai nước du lịch, giao thương lẫn nhau; đề nghị Bỉ sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), góp phần tạo làn sóng đầu tư mới từ EU và Bỉ vào Việt Nam và ngược lại.

Nhà Vua Bỉ nhất trí với đề xuất của Tổng Bí thư về việc tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc ở các cấp; phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương; mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như giáo dục - đào tạo, quốc phòng, an ninh, năng lượng tái tạo, đặc biệt là tua-bin điện gió, hydrogen xanh, y tế, môi trường, trong đó có khắc phục hậu quả chất độc da cam, là những lĩnh vực Bỉ có thế mạnh.

Tổng Bí thư nhấn mạnh Việt Nam là thành viên có trách nhiệm, đặc biệt là trong việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại khu vực. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ nhất trí Việt Nam và Bỉ cần phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực để thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, pháp quyền, phát huy trách nhiệm quốc tế để giải quyết các thách thức khu vực và toàn cầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ tin tưởng chuyến thăm Việt Nam lần này sẽ tạo xung lực, đưa quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ lên tầm cao mới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhà Vua Bỉ Philippe trân trọng cảm ơn tình cảm và sự ủng hộ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối với đất nước Bỉ nói riêng và quan hệ Việt Nam - Bỉ nói chung, cũng như sự đón tiếp nồng hậu mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam dành cho cá nhân Nhà vua và Hoàng hậu cùng đoàn đại biểu cấp cao Bỉ.

Chia sẻ những ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc của Việt Nam trong những năm qua, Nhà vua Bỉ tin tưởng Việt Nam sẽ ngày càng phát triển hơn nữa và thực hiện thành công các mục tiêu phát triển đến năm 2030 và 2045.

Thủ tướng Chính phủ và Nhà Vua Bỉ bày tỏ hài lòng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ trong hơn 50 năm qua; nhất trí cần tiếp tục làm sâu sắc hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống như kinh tế, văn hóa - nghệ thuật, du lịch, hợp tác giữa các địa phương; tích cực triển khai hiệu quả hơn nữa các nội hàm của quan hệ Đối tác chiến lược về nông nghiệp nhằm ứng phó với các thách thức phi truyền thống như biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh.

Phía Bỉ đánh giá cao vai trò và vị trí của Việt Nam trong khu vực, mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ hai nước trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, cảng biển, năng lượng xanh, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo…; nhất trí tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước tăng cường các hoạt động đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam và Bỉ.

Thủ tướng Chính phủ cảm ơn sự hỗ trợ quý báu mà Chính phủ Bỉ dành cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; đề nghị hai nước cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác thực chất trong các lĩnh vực mà Bỉ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như công nghệ cao, kinh tế tuần hoàn, hạ tầng chiến lược, đào tạo nguồn nhân lực…; đồng thời đề nghị Bỉ sớm phê chuẩn Hiệp định EVIPA và thúc đẩy EC sớm gỡ thẻ vàng IUU đối với thủy sản Việt Nam.

Hai bên thống nhất việc tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc ở các cấp và trên các kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hai bên thống nhất việc tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc ở các cấp và trên các kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai bên thống nhất việc tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc ở các cấp và trên các kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội; đẩy mạnh các hoạt động phối hợp giữa các bộ, ngành hai nước; phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương hiện có; tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao lưu, hợp tác nhân dân hai nước; phát huy vai trò cầu nối của cộng đồng người Việt tại Bỉ, cũng như cộng đồng người Bỉ tại Việt Nam.

Hai nhà Lãnh đạo nhất trí Việt Nam và Bỉ cần phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế, khu vực để thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và thượng tôn luật pháp quốc tế, cũng như giải quyết các thách thức toàn cầu.

Lê Đỗ

Tin liên quan

Tin khác

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

“Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) cần phải thực hiện thường xuyên hàng ngày và không thể lơ là, đi vào trong tiềm thức, ý thức của từng cán bộ ngân hàng. Tiếp tục đẩy mạnh THTK, CLP trong ngành Ngân hàng để tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn khó khăn và nhiều người nghèo cần hỗ trợ”, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nói tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác THTK, CLP trong ngành Ngân hàng năm 2025 sáng 11/4.

Mở ra "cánh cửa thép" trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Với việc Việt Nam, Hoa Kỳ thống nhất tiến hành đàm phán thỏa thuận thương mại song phương trong đó có nội dung thuế quan, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng đoàn công tác đặc biệt Việt Nam, đã mở "cánh cửa thép", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó.
Phó Thống đốc Nguyễn Ngọc Cảnh tham dự Hội nghị Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN tại Malaysia

Phó Thống đốc Nguyễn Ngọc Cảnh tham dự Hội nghị Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN tại Malaysia

Ngày 10/4/2025, Phó Thống đốc Nguyễn Ngọc Cảnh tiếp tục dẫn đầu Đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tham dự Hội nghị Thống đốc Ngân hàng Trung ương (NHTW) và Bộ trưởng Tài chính ASEAN (AFMGM) tại Kuala Lumpur, Malaysia.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data