Để khôi phục và phát triển kinh tế sau đại dịch
Sản xuất kinh doanh từng bước phục hồi
Đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 này, Đà Nẵng là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của địa phương bị tác động tiêu cực, trong đó nặng nhất vẫn là du lịch, dịch vụ, sản xuất công nghiệp. Đây là những lĩnh vực then chốt trong bức tranh phát triển kinh tế của thành phố biển Đà Nẵng.
Ảnh hưởng của dịch bệnh từ tháng 5/2021 kéo kinh tế Đà Nẵng giảm sút mạnh (GRDP 9 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng -1,25% so với cùng kỳ năm 2020). Nhất là khu vực dịch vụ, lượng khách du lịch sụt giảm nghiêm trọng (giảm 48,4%), các doanh nghiệp du lịch phải tạm dừng hoạt động. Sản xuất công nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn do chuỗi cung ứng bị đứt gãy, thương mại thế giới giảm mạnh và thị trường nội địa yếu. Chỉ số sản xuất công nghiệp của địa phương lũy kế 9 tháng năm 2021 ước giảm 4,16% so cùng kỳ. Trong đó, có nhiều ngành giảm sâu. Tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng khoảng 15.049,8 tỷ đồng, bằng 69,1% dự toán HĐND TP. Đà Nẵng giao. Sản lượng thủy hải sản 9 tháng khoảng 23.382 tấn, giảm 18%.
![]() |
Dịch bệnh kéo dài đã “bào mòn” quá nặng đến “sức đề kháng” của DN, do đó, cần có chính sách hỗ trợ thiết thực để DN sớm khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh |
Đến thời điểm này, với sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân thành phố, dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh đang từng bước phục hồi với sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ và chính quyền địa phương.
Trước những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống dịch; cố gắng duy trì tương đối các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện phòng, chống dịch; đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân xây dựng. Đồng thời, chỉ đạo xây dựng kịch bản phục hồi kinh tế, khắc phục, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong các dự án ngay khi kiểm soát dịch bệnh.
Trong quý III, Đà Nẵng đạt được một số kết quả khả quan. Đơn cử, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt khoảng 43.066 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng năm 2021 khoảng 1.306 triệu USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch nhập khẩu khoảng 978 triệu USD, tăng 13%. Kim ngạch xuất khẩu phần mềm khoảng 65,5 triệu USD, đạt 60% kế hoạch, tăng 8,6% so với cùng kỳ 2020. Hoạt động sản xuất thủy sản - nông - lâm tương đối ổn định, năng suất, chất lượng và hiệu quả cây trồng cao hơn so với cùng kỳ; thu hoạch vụ Hè Thu đạt 99,8% kế hoạch.
Đặc biệt, hoạt động thu hút đầu tư trong và ngoài nước vẫn khá khả quan. Để đạt được kết quả đó, Đà Nẵng đã tổ chức 2 phiên đối thoại, với gần 400 hội, hiệp hội, DN trong nước và DN FDI trên địa bàn bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến. Qua đó, chính quyền địa phương kịp thời lắng nghe ý kiến góp ý của cộng đồng DN để chính quyền đưa ra những giải pháp, biện pháp mang tính căn cơ, từng bước tháo gỡ các điểm nghẽn, các khó khăn, vướng mắc để DN trở lại hoạt động an toàn, hiệu quả. Đến nay, Đà Nẵng đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho 16 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn khoảng 2.372 tỷ đồng; cấp mới 29 dự án FDI với tổng vốn 149,135 triệu USD.
Tiếp tục có giải pháp hữu hiệu hơn
Để thích ứng với trạng thái bình thường mới và nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đề nghị toàn thể Đảng bộ cần tiếp tục chung sức, chung lòng, nỗ lực cùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách, phấn đấu kiểm soát tốt nhất đại dịch, từng bước chuyển trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh để khôi phục lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, phục hồi đà tăng trưởng, phấn đấu hoàn thành đạt mức cao nhất các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra từ đầu năm. Trong đó, các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị lưu ý tập trung thực hiện quyết liệt, đạt kết quả đối với các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021.
Ông Quảng nhấn mạnh, khẩn trương hoàn thiện, ban hành kế hoạch phục hồi kinh tế - xã hội trong điều kiện thích ứng, an toàn, linh hoạt với dịch bệnh Covid-19 để triển khai thực hiện gắn với trách nhiệm, phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, UBND thành phố trực tiếp theo dõi, đôn đốc và chỉ đạo các nội dung công việc. Nhất là đối với các công trình dự án trọng lực, trọng điểm, quy mô lớn. Tăng cường trách nhiệm của 2 Tổ công tác liên ngành về tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của dự án đầu tư xây dựng và đất đai, quy hoạch, tài chính và các vấn đề có liên quan khác đối với các dự án, khu đất trên địa bàn. Sớm ban hành và đưa vào triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ DN.
Đồng thời, tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, biện pháp về giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương. Chú trọng, lựa chọn các công trình, dự án trọng điểm có khả năng khởi công trong năm 2022 để tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh các trình tự thủ tục, xác định rõ lộ trình thực hiện như Dự án Cảng Liên Chiểu, Dự án Làng Vân, 3 Khu công nghiệp và Khu công nghiệp phụ trợ Khu công nghệ cao…
(Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ
