agribank-vietnam-airlines

Để báo chí làm tốt vai trò chủ lực trong truyền thông chính sách

Quỳnh Trang - ảnh: Hoàng Giáp
Quỳnh Trang - ảnh: Hoàng Giáp  - 
Có thể thấy, dù báo chí đang góp phần không nhỏ trong công tác truyền thông chính sách, nhưng khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, hạn chế về nguồn nguồn lực đang là những “trở lực” làm cho hệ thống báo chí chính thống chưa thể phát huy tối đa năng lực trong lĩnh vực này.
aa
Số liệu thống kê và truyền thông chính sách Tạo chuyển biến về truyền thông chính sách bảo hiểm tiền gửi Báo chí - cánh tay nối dài của truyền thông chính sách

Chính quyền và báo chí phải chủ động “gặp gỡ nhau”

Ngày 21/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg về tăng cường công tác truyền thông chính sách, trong đó xác định đây là một nhiệm vụ, một chức năng quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Báo chí và các loại hình truyền thông khác là kênh thông tin, là phương thức cơ bản, quan trọng để thực hiện việc truyền thông chính sách.

Để báo chí làm tốt vai trò chủ lực trong truyền thông chính sách
Báo chí là lực lượng chủ lực trong công tác truyền thông chính sách

Theo ông Lưu Đình Phúc - Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, để có chính sách phù hợp với thực tiễn và khả thi thì quá trình xây dựng chính sách từ ý tưởng, hình thành chính sách, lấy ý kiến, ban hành chính sách và đánh giá hiệu quả chính sách đều rất cần sự vào cuộc của báo chí. Ý kiến của các tầng lớp nhân dân, của các chuyên gia, các nhà khoa học, thông qua diễn đàn báo chí là tiếng nói xây dựng, phản biện, giám sát, có vai trò quan trọng.

Qua tiếng nói của báo chí, các cơ quan xây dựng chính sách có được nhiều chiều thông tin hữu ích, cả trong khâu xây dựng, thực thi và hoàn thiện chính sách. Như vừa qua, đã có hàng ngàn ý kiến về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được báo chí phản ánh; hay việc truyền thông ủng hộ lực lượng chức năng quyết liệt trong việc xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông uống bia, rượu…

Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Báo chí cho rằng vẫn còn nhiều cơ quan, bộ, ngành, địa phương còn thiếu chủ động trong cung cấp thông tin nguồn cho báo chí; chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc chủ động cung cấp thông tin cho báo chí; chưa có nhân lực chuyên trách làm nhiệm vụ này.

Trước thực tế trên, theo ông Phúc, trước đây, truyền thông chính sách được coi là việc của báo chí, nhưng nay đó là việc của các cấp chính quyền. Sự thay đổi về nhận thức này được thể hiện rõ trong Chỉ thị số 07/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Chính phủ nhận định rằng công tác truyền thông vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa có đội ngũ cán bộ làm truyền thông chính sách chuyên trách, chuyên nghiệp; chưa thấy được tầm quan trọng của việc phải bố trí nguồn lực phù hợp, cả nhân lực, điều kiện làm việc và kinh phí cho công tác truyền thông chính sách.

Việc thiếu kế hoạch, thiếu chủ động, thiếu chuyên nghiệp trong cung cấp thông tin và truyền thông đã để xảy ra những sự cố, khủng hoảng truyền thông trên một số lĩnh vực, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Để báo chí làm tốt vai trò chủ lực trong truyền thông chính sách
Thời gian qua, các cơ quan báo chí đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc truyền thông các chính sách của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành tới xã hội

Từ đó, Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương phải bố trí cán bộ phụ trách công tác truyền thông chính sách. Truyền thông chính sách thì nhiệm vụ chính là của chính quyền chứ không phải của báo chí. Cho nên, chính quyền phải bố trí nguồn lực về con người, tài chính cho hoạt động này và phải chủ động cung cấp thông tin cho báo chí; xây dựng bộ máy vận hành, định hướng thông tin, xử lý khủng hoảng truyền thông bài bản, chuyên nghiệp, lấy báo chí làm nòng cốt; sự phản biện của báo chí với chính sách của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương rất cần được tập hợp đầy đủ hơn, từ đó tiếp thu, chỉ đạo xử lý, thông tin lại để rộng đường dư luận.

Ông Lê Quang Minh - Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội, cũng nhận định báo chí khi tham gia vào quá trình truyền thông chính sách rất cần sự đầu tư về nguồn lực, nhất là các giải pháp về kinh tế và công nghệ. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ báo chí, song cơ chế đặt hàng, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá hiện hành thấp đang tạo rất nhiều áp lực cho các cơ quan báo chí trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Để duy trì hoạt động, nhiều hình thức tìm kiếm nguồn thu thông qua việc phản ánh các vấn đề chính sách bị biến tướng, gây bất bình đối với các cơ quan chức năng, người dân và doanh nghiệp, khiến uy tín của nhiều tờ báo bị giảm sút, tác động không nhỏ đến hình ảnh báo chí đối với xã hội.

Bên cạnh đó, sự thiếu hụt về nguồn lực kinh tế cũng làm giảm đáng kể khả năng tiếp thu các công nghệ mới, giảm năng lực cạnh tranh của các cơ quan báo chí chính thống trong bối cảnh phát triển bùng nổ các loại hình truyền thông mạng xã hội.

Báo chí cần được “tiếp sức”

Theo ông Lê Quang Minh, phải khẳng định rằng báo chí chính thống là một trong những kênh chủ lực thực hiện công tác truyền thông chính sách. Tuy nhiên, để có thể phát huy tính chủ động của báo chí trong quá trình truyền thông chính sách, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

Cụ thể, cần có cách tiếp cận đa dạng hơn về các sản phẩm của cơ quan báo chí trong quá trình tham gia truyền thông chính sách. Ngoài việc tạo ra các sản phẩm mang tính thông tin chính sách tới người dân và phản ánh thực tiễn xã hội tới các cơ quan hoạch định chính sách, với đặc thù bám sát công chúng, báo chí cần chủ động tham gia sâu hơn và tạo ra những sản phẩm mang tính dự báo và đo lường tác động truyền thông đến từ sự tương tác của dư luận, cử tri với chính sách. Nhà nước cần đầu tư cả về phương diện con người lẫn công nghệ để có thể nâng cao năng lực của các cơ quan báo chí trong việc nắm bắt dư luận xã hội.

Để báo chí làm tốt vai trò chủ lực trong truyền thông chính sách
Các cơ quan báo chí rất cần sự quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để làm tốt công tác truyền thông chính sách

Vì thế, bên cạnh việc điều chỉnh đơn giá đặt hàng các sản phẩm báo chí hiện nay phù hợp hơn với thực tiễn, Nhà nước có thể mở rộng đặt hàng các cơ quan báo chí thực hiện các sản phẩm mang tính dự báo, đánh giá dư luận, công chúng thông qua nhiều hình thức khác nhau như nghiên cứu, hội thảo, diễn đàn,...

Việc đa dạng hơn các sản phẩm do báo chí tạo ra trong quá trình truyền thông chính sách như vậy cũng tăng cường khả năng tiếp cận của báo chí với các nguồn lực khác nhau trong xã hội, từ đó hỗ trợ các cơ quan báo chí truyền thông từng bước giải quyết bài toán kinh tế báo chí, ông Minh nhận định.

Ông Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cũng cho rằng cần phải cải thiện mối quan hệ về cả cơ chế, chính sách và kinh tế giữa báo chí và cơ quan chủ quản. Theo Thứ trưởng Lâm, hầu hết cơ quan báo chí hiện tại không nhận được sự hỗ trợ về tài chính từ cơ quan chủ quản của mình.

“Hiện nay, rất nhiều cơ quan chủ quản đang hiểu sai về tự chủ của cơ quan báo chí và nghĩ tự chủ nghĩa là tự bơi”, ông Lâm đánh giá.

Đối với việc truyền thông chính sách trong lĩnh vực kinh tế, ông Lê Trọng Minh - Tổng Biên tập Báo Đầu tư, đề nghị các cơ quan ban hành chính sách cần mở rộng phạm vi đặt hàng tuyên truyền hơn so với hiện nay, ưu tiên các báo chuyên ngành kinh tế là những cơ quan báo chí có đúng đối tượng bạn đọc quan tâm.

Bên cạnh đó, đơn giá và thủ tục đặt hàng cần nghiên cứu theo hướng đơn giản, dễ nghiệm thu - quyết toán và đủ chi phí để các cơ quan báo chí tổ chức các nội dung tuyên truyền chất lượng, thay vì đủ số lượng tin/bài. Đơn giá phải có sự khác biệt giữa các tuyến bài về nội dung khó thực hiện như tác nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, các vấn đề mới, phức tạp cần có thời gian tìm tư liệu, nghiên cứu, phỏng vấn nhiều chiều.

Ngoài ra, cơ quan ban hành chính sách cần đa dạng hơn hình thức tổ chức truyền thông, ngoài các hình thức truyền thống như họp báo, hội thảo, tọa đàm, cần tổ chức nhiều hơn các chiến dịch truyền thông trọng điểm hàng năm như tổ chức các cuộc thi viết với giải thưởng và sự tôn vinh phù hợp, tổ chức các chương trình thực tế cho các phóng viên,... để có chất liệu và động lực cho các cơ quan báo chí cử nhân sự tham gia.

Cơ quan soạn thảo và ban hành chính sách kinh tế có cơ chế phản hồi thông tin báo chí nhanh hơn quy định và chất lượng giải trình phải đảm bảo có thể là tư liệu chất lượng cho báo chí khai thác; có cơ chế hợp tác, giao các cơ quan trực thuộc, cử lãnh đạo và chuyên viên phụ trách tham dự thường xuyên các hội thảo, tọa đàm, đối thoại,... do cơ quan báo chí tổ chức.

Ông Minh cũng đề xuất các cơ quan báo chí cần có cơ chế về tài chính đặc thù để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, xem xét có ưu đãi hoặc miễn thuế thu nhập với cơ quan báo chí để có nguồn lực tái đầu tư trang thiết bị, nhân sự, xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tổ chức các hội thảo, tọa đàm, xây dựng các nội dung đa dạng từ báo viết, báo điện tử tới các loại hình báo chí hiện đại đa nền tảng để nâng cao chất lượng tuyên truyền; Không hành chính hóa cơ cấu tổ chức tòa soạn, cơ chế tài chính trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm, chi trả nhuận bút, đầu tư cho phương tiện tác nghiệp...

Theo ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, công tác truyền thông chính sách còn đòi hỏi nhiều nỗ lực, cần có thêm sự chỉ đạo từ cấp độ Chính phủ.

“Truyền thông chính sách không chỉ là câu chuyện mong kiếm tìm những nguồn lực mà còn là câu chuyện hợp tác giữa cơ quan chức năng và cơ quan báo chí, câu chuyện tuyên truyền không chỉ một chiều mà còn phải đa chiều, phản biện để hoàn thiện chính sách”, ông Minh nhấn mạnh.

Quỳnh Trang - ảnh: Hoàng Giáp

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data