Đẩy mạnh xanh hóa trong sản xuất và tiêu dùng
![]() |
Bà Hồ Thị Quyên, Phó Giám đốc ITPC phát biểu tại Hội thảo |
Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện của Triển lãm Quốc tế ngành lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh năm 2025 (HCMC FOODEX 2025), diễn ra từ ngày 16 - 19/4/2025, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC), do ITPC tổ chức.
Hội thảo đã thu hút đông đảo sự tham gia của các chuyên gia và doanh nghiệp, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng đối với vấn đề phát triển bền vững đặc biệt trong ngành lương thực, thực phẩm.
Bà Hồ Thị Quyên, Phó Giám đốc ITPC cho biết, trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về môi trường, biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên, việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Xanh hóa trong sản xuất và tiêu dùng không chỉ giúp giảm tác động tiêu cực đến môi trường, mà còn mang lại lợi ích kinh tế dài hạn, nâng cao chất lượng cuộc sống và hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn.
Theo báo cáo của Cục Thống kê, năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp của Việt Nam ước tăng 8,4% so với năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,6%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,5%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 10,7%; ngành khai khoáng giảm 6,5%; riêng ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, ngành chế biến lương thực, thực phẩm vẫn đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là việc đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn thực phẩm và môi trường ngày càng khắt khe từ các thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU...
Về mặt tiêu dùng, người dân TP. Hồ Chí Minh ngày càng quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường. 59% người tiêu dùng mong muốn tăng cường sử dụng các sản phẩm xanh trong thời gian tới, với 44% người dùng sẵn sàng chi thêm từ 5-10% giá so với sản phẩm thông thường để hỗ trợ tiêu dùng bền vững. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu dùng xanh vẫn còn thấp do giá thành sản phẩm xanh cao và thiếu thông tin về lợi ích của việc tiêu dùng xanh.
Tại Hội thảo, các diễn giả thông tin về hoạt động môi trường và bối cảnh phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất thực phẩm. Các phương án phát triển và tích hợp ESG cho doanh nghiệp lương thực, thực phẩm cũng được phân tích sâu sắc, cùng với các quy chuẩn về phát triển bền vững như GHG, EURD, báo cáo bền vững và nhãn xanh, nêu rõ cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Các mô hình mẫu về áp dụng thực hành tốt trách nhiệm xã hội, môi trường và bền vững trên chuỗi cung ứng và kinh doanh của ngành thực phẩm cũng được quan tâm. Đặc biệt, Hội thảo còn chia sẻ những kinh nghiệm thực tế về thực hành xanh hóa trong sản xuất, mang đến những góc nhìn sinh động và thiết thực cho các doanh nghiệp, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc xanh hóa trong sản xuất và tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng các giải pháp xanh để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
