agribank-vietnam-airlines

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Nguyễn Minh
Nguyễn Minh  - 
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa đang ngày càng trở nên quan trọng, được coi là "chìa khóa" khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng
aa
day manh truy xuat nguon goc hang hoa Gỡ vướng trong quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản
day manh truy xuat nguon goc hang hoa Áp lực về thực hiện truy xuất nguồn gốc
day manh truy xuat nguon goc hang hoa Chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc: Minh bạch thông tin, chống gian lận thương mại

Hiện nay hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ngày càng tràn lan khiến người tiêu dùng khó phân biệt và gây mất niềm tin đối với nhiều mặt hàng. Trong bối cảnh đó, truy xuất nguồn gốc hàng hóa đang ngày càng trở nên quan trọng. Đây được coi là "chìa khóa" khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, còn giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, góp phần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm Việt Nam.

Mới đây, vụ rau trôi nổi được gom mua ở chợ rồi dán nhãn VietGap của Công ty TNHH Nông sản Trình Nhi (còn gọi là Trình Nhi Foods, TNFoods) rồi đưa vào một số cửa hàng hệ thống siêu thị WinMart thuộc WinCommerce (Tập đoàn Masan) và trên sàn thương mại điện tử Tiki, đã khiến người tiêu dùng không khỏi bức xúc. Về sự việc này, đại diện Tập đoàn Masan cho biết, đã lập tức ngừng nhập và loại toàn bộ hàng hoá của nhà cung cấp Trình Nhi khỏi quầy kệ. Đồng thời, đang tiến hành rà soát lại toàn bộ các nhà cung cấp rau khác. Sự việc này càng cho thấy, truy xuất nguồn gốc sản phẩm có vai trò quan trọng thế nào đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và cả người tiêu dùng.

day manh truy xuat nguon goc hang hoa
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa đang ngày càng trở nên quan trọng, được coi là "chìa khóa" khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng

Chị Phạm Thanh Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, chị đặc biệt quan tâm đến những sản phẩm sạch, an toàn. Chính vì vậy, gia đình chị đã lựa chọn mua các sản phẩm thực phẩm từ các siêu thị, bởi chị tin tưởng đây là nơi cung cấp các loại thực phẩm sạch, nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản tốt. Chỉ cần chiếc điện thoại di động là có thể xác định được các loại thực phẩm được sản xuất ở đâu thông qua mã QR. Theo chị Thủy, việc các mặt hàng có truy xuất nguồn gốc giúp người tiêu dùng an tâm hơn về chất lượng của sản phẩm.

Trên địa bàn Hà Nội, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã tham gia hệ thống điện tử ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mã QR trong truy xuất nguồn gốc. Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm của thành phố đã hoàn thiện thủ tục quản lý và minh bạch thông tin của 653 doanh nghiệp với hơn 10.925 bộ mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động xây dựng cho mình bộ truy xuất hàng hóa, đặc biệt là nông sản theo những tiêu chuẩn có uy tín như GAP, GlobalGAP, ASC, BAP...

Để nâng cao an toàn thực phẩm, mới đây, UBND Thành phố đã ban hành văn bản số 2723/UBND-KGVX yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động truy xuất nguồn gốc; đào tạo, tập huấn về truy xuất nguồn gốc; điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn để xây dựng “Hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của thành phố”, bảo đảm kết nối với cổng thông tin truy xuất nguồn gốc, sản phẩm hàng hóa quốc gia.

Theo đại diện Hapro, hiện toàn bộ các sản phẩm bán tại hệ thống siêu thị BRGMart và Haprofood/BRGMart đều được kiểm định đảm bảo chất lượng. Bên cạnh các mặt hàng do công ty sản xuất theo tiêu chuẩn, thì các nguồn hàng, nhất là thực phẩm hợp tác với các đối tác, nhà cung cấp đều được đảm bảo về nguồn gốc, xuất xứ cũng như kiểm định về chất lượng. Chính vì vậy, các mặt hàng bày bán đều có QR Code hay mã vạch để khách hàng có thể nắm bắt được thông tin chi tiết của sản phẩm và yên tâm với các mặt hàng mình mua.

Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản thực phẩm Hà Nội (check.hanoi.gov.vn) đã hỗ trợ hướng dẫn và cấp tài khoản tham gia quản lý, duy trì hệ thống quản lý cho hơn 3.101 cơ sở là các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, đóng gói nông, lâm sản và thủy sản.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã đều nhận định, truy xuất nguồn gốc không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro phát sinh khi có thể theo dõi, xác minh toàn bộ đường đi của hàng hóa, mà còn giúp doanh nghiệp tạo sự tin tưởng nơi khách hàng. Đồng thời, còn là cách hiệu quả để bảo vệ sản phẩm và doanh nghiệp.

Ông Hoàng Văn Thám, Giám đốc hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) cho biết, trong những năm gần đây, hợp tác xã đã sản xuất các loại rau củ như cải bắp, cải bó xôi, cải chíp, cải canh, dưa lê, dưa chuột, cà chua… theo tiêu chuẩn VietGAP. Các sản phẩm này được kết nối đồng bộ với các kênh bán hàng hiện đại như hệ thống siêu thị lớn và sàn giao dịch thương mại điện tử và toàn bộ đều được dán mã QR code. Chính việc dán tem truy xuất nguồn gốc đã giúp sản phẩm rau của hợp tác xã được minh bạch thông tin trên thị trường và vì thế, lượng tiêu thụ cũng dần tăng lên. Hiện nay, sản lượng nông sản sạch tiêu thụ theo chuỗi của hợp tác xã đạt 600 tấn/năm, doanh thu trên 4 tỷ đồng/năm, đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động.

Có thể thấy, việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, xây dựng và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa là một trong những định hướng quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững thị trường trong nước và xuất khẩu. Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho rằng, truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi, xác minh toàn bộ đường đi của hàng hóa. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, đây là công cụ hữu ích phục vụ quản lý, kiểm soát thị trường, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại. Đồng thời các doanh nghiệp, hợp tác xã cần nâng cao ý thức trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, ứng dụng truy xuất nguồn gốc để nâng cao hiệu quả cũng như đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Nguyễn Minh

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Giá vàng thế giới tuần tới: Ổn định ở 3.050 USD/oz hay rơi tự do?

Giá vàng thế giới tuần tới: Ổn định ở 3.050 USD/oz hay rơi tự do?

Sau đợt lao dốc trong tuần, giới đầu tư hiện đang đặt câu hỏi lớn rằng, liệu vàng có thể tìm điểm tựa ổn định quanh 3.050 USD/oz, hay áp lực bán tháo sẽ kéo kim loại quý này rơi tự do về ngưỡng thấp hơn? Các chuyên gia chia rẽ quan điểm, người kỳ vọng phục hồi, kẻ lo ngại điều chỉnh sâu, khiến tuần tới trở thành tâm điểm chú ý của thị trường kim loại quý này.

Triển khai nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 4/4/2025 tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Sáng 4/4: Giá vàng thế giới giảm do hoạt động chốt lời

Sáng 4/4: Giá vàng thế giới giảm do hoạt động chốt lời

Giá vàng thế giới giảm trong bối cảnh các nhà đầu tư chốt lời và bán vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác.
Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới

Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới

Trước sự thay đổi của thị trường, các trung tâm thương mại (TTTM) và khu phố thương mại (KPTM) ngày càng khẳng định vai trò tiên phong, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Xu hướng bán lẻ hiện đại tập trung vào các tổ hợp quy mô lớn, tích hợp mua sắm, ẩm thực, giải trí và sự kiện, thu hút lượng khách ổn định. Mô hình này không chỉ tối ưu hóa hoạt động kinh doanh mà còn nâng tầm trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành bán lẻ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data