hoa-sen-home-mb

Đây là lúc cần nỗ lực cao nhất

Đỗ Lê thực hiện
Đỗ Lê thực hiện  - 
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,8% năm nay sẽ vô cùng khó khăn, thách thức trong bối cảnh bệnh dịch virus corona (nCoV) đang diễn biến khó lường. Tuy nhiên, chưa nhất thiết và cũng không có cơ sở để phải điều chỉnh mục tiêu đã đặt ra bởi nếu điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng lúc này thì chúng ta có thể sẽ phải chịu thất bại kép: Tạo ra tính thiếu quyết liệt, kiên định; Tạo ra tâm lý ỷ lại.
aa
day la luc can no luc cao nhat Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Trung Quốc để kiểm soát dịch nCoV
day la luc can no luc cao nhat Ngân hàng hỗ trợ khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng dịch nCoV
day la luc can no luc cao nhat
TS. Cấn Văn Lực

Đây là nhận định được TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV đưa ra trong trao đổi với Thời báo Ngân hàng về tác động của dịch nCoV đối với kinh tế Việt Nam.

Xin ông cho biết một số nhận định sơ bộ về tác động của dịch nCoV đối với nền kinh tế?

Tinh thần chung là dịch bệnh này sẽ có tác động tiêu cực đối với kinh tế toàn cầu. Hiện đã có khá nhiều dự báo đánh giá kinh tế Trung Quốc có thể giảm từ 1 đến 1,5 điểm % trong quý I và quý II/2020. Trung Quốc hiện đóng góp khoảng 33% tổng tăng trưởng toàn cầu nên đương nhiên khi nước này bị như vậy, cộng với một số nền kinh tế lân cận ở châu Á cũng bị ảnh hưởng, kéo theo đó kinh tế thế giới cũng sẽ bị giảm tốc trong quý I và quý II, với dự tính kinh tế thế giới sẽ giảm ở mức khoảng 0,3-0,5 điểm %.

Với Việt Nam, ước tính của nhóm nghiên cứu chúng tôi thì có thể thậm chí bị giảm ở mức cao hơn, có thể từ 0,5-0,7 điểm %. Các kênh, lĩnh vực chịu tác động chủ yếu bao gồm: Y tế (do chi phí cho y tế bị tăng lên); Du lịch; Thương mại; Giao thông - Vận tải, nhất là đường hàng không; Sản xuất công nghiệp; Dịch vụ bán lẻ; Đầu tư trực tiếp và gián tiếp; Dịch vụ tài chính.

Theo ông, lĩnh vực nào sẽ chịu tác động mạnh nhất?

Lĩnh vực chịu tác động mạnh và trực tiếp nhất hiện nay là du lịch, bởi vì khách Trung Quốc chiếm lượng rất lớn trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, như năm ngoái chiếm khoảng 40% và trong năm nay thì hết tháng 1 năm nay chiếm khoảng 32%. Du lịch và hàng không rất liên quan đến nhau nên đương nhiên đây sẽ là hai lĩnh vực chịu tác động mạnh và sau đó đến thương mại.

Tuy nhiên, du lịch sẽ bị ngấm sâu và lâu hơn so với thương mại. Với thương mại, vì dịch bệnh hiện nay nên có thể hoạt động xuất - nhập khẩu sẽ khó khăn trong một thời gian. Nhưng sau đó Trung Quốc sẽ phải tìm cách để nhập khẩu hàng hóa vì nếu như không nhập thì họ sẽ thiếu hàng hóa để cung ứng ra thị trường, đặc biệt là lương thực, thực phẩm mà người dân của họ thì có thể giảm đi du lịch chứ không thể nhịn ăn uống được.

Nhóm nghiên cứu chúng tôi cũng đang phân tích thêm về chu kỳ phục hồi trở lại. Trước mắt, chúng tôi dự báo trong quý I dịch bệnh sẽ gây ảnh hưởng khá tiêu cực, nhưng từ quý III, quý IV, với giả định dịch bệnh bắt đầu lắng xuống, được kiểm soát tốt và tạm thời dứt điểm trong quý II, sẽ có sự phục hồi mạnh mẽ. Diễn biến với thị trường chứng khoán và các hoạt động kinh tế - xã hội khác cũng sẽ như thế và điều này thì đã được kiểm nghiệm qua các đợt dịch bệnh như SARS, hay MERS xảy ra trong quá khứ.

Những giải pháp cần thiết trong lúc này là gì, thưa ông?

Ưu tiên số một bây giờ vẫn phải là phòng chống dịch. Theo đó, bây giờ phải thực hiện rất nghiêm túc những chỉ thị, chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan.

Bên cạnh đó, từng bộ, ngành, địa phương phải theo dõi, có đánh giá và phải có biện pháp, giải pháp đối với lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách. Như mới đây, NHNN đã yêu cầu các TCTD nghiên cứu để có những biện pháp hỗ trợ đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh gặp khó khăn vì dịch bệnh… Những công việc như vậy theo tôi rất cần được nghiên cứu, cụ thể hóa để thực hiện. Cùng với đó, việc phối kết hợp giữa các bộ, ngành và địa phương phải cực kỳ chặt chẽ và tốt bởi vì đây là vấn đề mang tính liên ngành, đa ngành nên không phối hợp tốt thì không giải quyết được.

Một điểm quan trọng khác là các hoạt động hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế trong lúc này là vô cùng quan trọng. Hợp tác ở đây bao hàm rất nhiều vấn đề từ y tế, giáo dục, du lịch, hàng không… Ví dụ trong giáo dục thì vấn đề du học sinh giải quyết thế nào; trong hàng không với các nước có hạn chế du lịch, đi lại hay không, ở mức độ nào… đều cần bàn để đưa ra giải pháp với các nước đối tác.

Một vấn đề nữa là Chính phủ cũng có thể bắt đầu phải tính toán ngay từ bây giờ về các biện pháp hỗ trợ một số ngành nghề, lĩnh vực chịu tác động mạnh của dịch bệnh để các doanh nghiệp và nền kinh tế vượt qua giai đoạn này, như hỗ trợ giảm khó khăn với xuất khẩu, nông nghiệp, du lịch… Đây là phương án cần tính đến nếu tình hình trở nên khó khăn hơn. Tất nhiên là phương án phải được tính trên cơ sở đánh giá thực tiễn, chứ không phải cho không hay bao cấp.

Vậy ông dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ ở mức nào?

Như đã nói ở trên, sơ bộ Nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu BIDV chúng tôi dự báo, tác động của dịch bệnh này có thể làm giảm 0,5 đến 0,7 điểm % tăng trưởng trong quý I và quý II. Tuy nhiên, từ lịch sử các đợt dịch bệnh dịch bệnh trước đây chúng tôi cũng nhận định, sẽ có sự hồi phục tương đối mạnh mẽ trong quý III, quý IV và điều này sẽ hỗ trợ kéo lại đà tăng trưởng cho cả năm nay. Tuy nhiên, nhìn chung, mục tiêu kinh tế 6,8% năm nay là vô cùng khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên, chưa nhất thiết và cũng không có cơ sở để phải điều chỉnh mục tiêu đã đặt ra, mà trước hết chúng ta phải phấn đấu, nỗ lực cao nhất. Nếu bây giờ điều chỉnh sẽ tạo ra hai rủi ro: Một là rủi ro tạo ra tính thiếu quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành; Hai là tạo ra tâm lý ỷ lại, mà như vậy là cực kỳ nguy hiểm trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Nói cách khác, nếu điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng lúc này thì chúng ta có thể sẽ chịu thất bại kép.

Xin cảm ơn ông!

Đỗ Lê thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Thị trường carbon tại Việt Nam đang được xây dựng với lộ trình rõ ràng từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng tới vận hành chính thức vào năm 2028, góp phần giảm phát thải và thu hút đầu tư quốc tế. Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) để làm rõ những bước tiến trong hành lang pháp lý này.
Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng phải tập trung vào động lực trong nước

Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng phải tập trung vào động lực trong nước

Bàn về giải pháp đạt được tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025, PGS.TS. Phạm Thế Anh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, cần tập trung vào thúc đẩy các động lực tăng trưởng trong nước. Trong đó, nguồn lực đầu tư trong dài hạn phải đến từ khu vực tư nhân.
Mỹ áp thuế 46%: "Giao điểm" để Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế chủ động

Mỹ áp thuế 46%: "Giao điểm" để Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế chủ động

Chính sách thuế mới của Mỹ không chỉ là rào cản thương mại đơn thuần, mà là bài kiểm tra khả năng thích ứng, minh bạch và bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là nhận định của ông Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Nguyễn Trãi (NTU) xung quanh câu chuyện Mỹ áp thuế đối ứng 46% với các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Việt Nam hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ

Việt Nam hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ

Việt Nam đã chủ động giảm thuế nhiều loại hàng hóa nhập khẩu để hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ và các đối tác lớn trên tinh thần cùng phát triển. Song Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nền kinh tế bị Hoa Kỳ áp thuế đối ứng cao nhất, ở mức 46%. Bộ Tài chính đã có những ý kiến phản hồi xung quanh vấn đề này.
Tháo “vòng kim cô” để kinh tế tư nhân tạo kỳ tích tăng trưởng

Tháo “vòng kim cô” để kinh tế tư nhân tạo kỳ tích tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025 và hướng tới hai con số trong giai đoạn tiếp theo, không thể chần chừ cải thiện từng phần mà phải dứt khoát tháo các điểm nghẽn đang kìm hãm năng lực phát triển của kinh tế tư nhân.Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có những phân tích trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng bền vững

Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng bền vững

Chất lượng giáo dục ưu tú là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.

Những rủi ro toàn cầu nào đáng chú ý?

Các ngân hàng trung ương ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam dự kiến ​​sẽ chờ đợi thêm các động thái mới và không cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Đông Nam Á không còn phụ thuộc nhiều vào các quyết định của Fed

Mặc dù lãi suất của Hoa Kỳ dự kiến ​​vẫn ở mức cao, nhưng sức mạnh nội tại của nền kinh tế đã giúp các ngân hàng trung ương khu vực Đông Nam Á tự chủ hơn trong việc cắt giảm lãi suất dựa trên tình hình mỗi quốc gia.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data