agribank-vietnam-airlines

Đầu tư tiền ảo, mất tiền thật

Hồng Sơn
Hồng Sơn  - 
Gần đây, ngày càng có nhiều hình thức lừa đảo mới, nhắm vào lòng tham của những người thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức để lôi kéo họ đầu tư và giao dịch các loại tiền ảo. Trước những hứa hẹn về khoản sinh lợi lớn trong tương lai nhà đầu tư quên mất những rủi ro sẽ gặp phải mà hậu quả là mất tiền thật cho “tài sản” ảo vô giá trị.
aa
4 dấu hiệu nhận biết, 6 việc cần làm khi bị lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp Cảnh giác, không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo

Cuối tháng 2/2025, trên nhiều hội, nhóm, trang mạng xã hội liên tục có các bài viết thông tin, quảng cáo liên quan đồng tiền ảo Pi Network. Đặc biệt, việc Pi Network được niêm yết trên một số sàn giao dịch tiền ảo đã tạo tâm lý phấn khích trong cộng đồng những người đang sở hữu “đồng tiền” này. Không ít người chia sẻ trên mạng xã hội rằng họ “mơ” trở thành những triệu phú, sớm đổi đời.

Tuy nhiên, cơ quan chức năng và các chuyên gia không ít lần đã lên tiếng cảnh báo về việc đầu tư vào Pi Network nói riêng và tiền ảo nói chung nếu không cẩn thận, rất dễ mất tiền thật.

TS. Đặng Minh Tuấn, Chủ tịch Liên minh Blockchain Việt Nam chỉ ra bản chất Pi Network là một dự án không minh bạch, đồng tiền ảo này hiện đang được một số cá nhân và tổ chức quảng cáo quá mức với kỳ vọng “đồng tiền” này sẽ phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới, nhưng thực tế hiện nay phần lớn quốc gia không chấp nhận về mặt pháp lý.

Cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo người dân về rủi ro khi đầu tư tiền ảo
Cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo người dân về rủi ro khi đầu tư tiền ảo

Cũng liên quan đến đồng Pi, Công an TP. Hà Nội hồi đầu tháng 3/2025 đã phát đi cảnh báo liên quan tới tiền ảo. Lực lượng chức năng thông tin, một số đối tượng có thể lợi dụng đồng tiền Pi Network để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, như tạo ra các đồng tiền ảo giả mạo Pi, huy động vốn nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thậm chí, các đối tượng xấu còn tạo ứng dụng giả mạo Pi Network để thu thập trái phép dữ liệu của người dùng, truy cập bất hợp pháp nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hoặc tiền ảo trong các giao dịch mua, bán tiền ảo Pi. Công an một số tỉnh cũng cảnh báo, các đối tượng thậm chí sẵn sàng giả danh cơ quan chức năng, dụ dỗ người dân thiếu kiến thức đầu tư vào tiền ảo và một loạt các nguy cơ về mất an toàn thông tin, mất tài sản thật. Nhiều người khi được hỏi cho biết chỉ đầu tư theo đám đông, mà không tìm hiểu về giá trị pháp lý và những rủi ro có thể gặp phải.

Khác với hệ thống ngân hàng truyền thống, một khi tài sản là các giao dịch tiền điện tử đã bị đánh cắp, cơ hội thu hồi gần như bằng không. Có thể thấy, những ai có ý định đầu tư vào tiền ảo sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn. Người đầu tư sẽ phải đánh cược trước nguy cơ tài sản thật không cánh mà bay.

Được biết, vài năm gần đây nhiều sàn tiền ảo sập bởi tấn công mạng khiến nhiều người giao dịch chịu thiệt hại hàng tỷ USD. Mới đây nhất vào ngày 21/2, sàn giao dịch tiền mã hóa Bybit đã hứng chịu một cuộc tấn công mạng nghiêm trọng, tội phạm mạng đã “cuỗm” mất 1,5 tỷ USD trên sàn. Hay một số trường hợp điển hình khác như tiền số TON “bay” hàng tỷ USD sau khi CEO Telegram bị bắt năm 2024… Đây là chính là những bài học nhãn tiền dành cho những ai mạo hiểm đầu tư vào những loại tiền không được đảm bảo về mặt pháp lý.

Về mặt luật pháp tại Việt Nam, tiền ảo nói chung, đồng Pi nói riêng chưa được coi là tài sản. Vì vậy, những vụ việc lừa đảo liên quan đến các giao dịch tiền ảo khó được pháp luật bảo vệ, xử lý. Theo quy định của NHNN tiền ảo không phải phương tiện thanh toán.

Do đó, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào sử dụng tiền ảo nói chung, đồng tiền ảo Pi nói riêng vào hoạt động thanh toán sẽ bị xử phạt theo khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, được sửa đổi tại điểm d khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP với mức phạt từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Nặng hơn nữa, những ai vi phạm cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 206 Bộ luật Hình sự về Tội “vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”. Có thể nói nhà đầu tư sẽ chịu “tiền mất tật mang” khi đầu tư loại tài sản này vì không được bảo vệ.

Hồng Sơn

Tin liên quan

Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai. Trong đó nêu rõ cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao kiến thức, hiểu biết về tài chính và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính, quản lý tài chính cá nhân cho người dân.
Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến 2030.
Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Giai đoạn 2025 - 2030, Hà Nội dự kiến bố trí khoảng 6.000 tỷ đồng từ ngân sách thành phố để ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nhóm đối tượng chính sách.
“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Ngọc - Giám đốc Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu nhận định, việc Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT – thông qua hệ thống VioEdu – phối hợp tổ chức sân chơi “Tài chính thông minh” giúp mang đến một mô hình giáo dục tài chính thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với các em học sinh.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data