agribank-vietnam-airlines

Đánh thuế đối với tiền gửi tiết kiệm: Không phù hợp

Hạ Chi
Hạ Chi  - 
Trước đề xuất đánh thuế đối với tiền gửi tiết kiệm, trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, ông Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng đây là một đề xuất không phù hợp, điều này không chỉ tạo ra gánh nặng “thuế chồng thuế” đối với người dân mà còn khiến hoạt động của hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng.
aa
Đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm tạo gánh nặng không cần thiết cho người dân Bộ Tài chính không đề xuất đánh thuế thu nhập cá nhân với lãi tiền gửi tiết kiệm
Đánh thuế đối với tiền gửi tiết kiệm: Không phù hợp

Thưa ông, trong những ngày gần đây, đề xuất đánh thuế đối với tiền gửi tiết kiệm đang được dư luận rất quan tâm. Quan điểm của ông về đề xuất trên như thế nào?

Tại dự thảo tờ trình về việc xây dựng Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) của Bộ Tài chính, trong đó đáng chú ý là phần góp ý của UBND TP. Cần Thơ. Cụ thể, địa phương này đề xuất đơn vị soạn thảo nghiên cứu và mở rộng cơ sở thuế, theo hướng chỉ miễn thuế thu nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm có quy mô nhỏ và xem xét áp dụng thuế đối với các hộ gia đình thu nhập cao. Lý do UBND TP. Cần Thơ đưa ra đề xuất trên với mục đích mở rộng cơ sở thuế, đảm bảo nguồn thu ngân sách. Bởi theo quy định hiện nay, cá nhân có các khoản lãi tiền gửi nhận được từ TCTD đều được miễn thuế.

Đối với đề xuất này, theo tôi, trước hết đó là một đề xuất không phù hợp và không đúng với bản chất của việc gửi tiền tiết kiệm. Xét trên phương diện kinh nghiệm quốc tế, có thể thấy đa số các quốc gia đều không đánh thuế đối với tiền gửi của người dân bởi đây không hẳn là một kênh đầu tư. Người dân tìm đến với ngân hàng để gửi tiền nhàn rỗi như một kênh trú ẩn an toàn. So với một số kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản, trái phiếu… số tiền lãi từ gửi tiết kiệm không cao.

Nhiều công chức, người hưu trí tích góp cả đời làm việc được một khoản gửi tiết kiệm, số tiền lãi không quá cao với mục đích dưỡng già. Vậy liệu việc đánh thuế có hợp lý? Hơn nữa, phần đa người dân gửi tiết kiệm hiện cũng đã đóng rất nhiều loại thuế như thuế thu nhập cá nhân. Rõ ràng, thuế đã chồng thuế, điều này sẽ gây tâm lý không tốt đối với người gửi tiền.

Ông có thể phân tích rõ hơn những tác động nếu như tiến hành đánh thuế đối với tiền gửi tiết kiệm, thưa ông?

Như tôi đã nói ở trên, việc này sẽ tạo tác động trực tiếp tới người gửi tiền. Hiện nay, lãi suất tiền gửi ngân hàng dao động từ 4-7%/năm, thậm chí thấp hơn tùy kỳ hạn. Rõ ràng, mức độ sinh lời của kênh tiết kiệm là không cao, nếu như còn bị đánh thuế sẽ ảnh hưởng đến thu nhập khả dụng. Trong khi giá cả hàng hóa phục vụ cuộc sống thì ngày càng leo thang, chắc chắn người dân sẽ tìm tới các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán, bất động sản…

Tiếp đó, đề xuất nói trên đi ngược với nỗ lực thu hút tiền gửi trong dân của hệ thống ngân hàng để cung cấp vốn cho phát triển kinh tế, trong khi đây đang là kênh dẫn vốn chủ lực cho nền kinh tế Việt Nam hiện tại. Các nhà băng sẽ không còn cách nào ngoài việc tăng lãi suất để thu hút tiền gửi, đồng nghĩa với việc lãi suất cho vay cũng sẽ cao hơn, ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp.

Có ý kiến cho rằng, tuy đề xuất này chưa phù hợp ở thời điểm hiện tại nhưng có thể cân nhắc trong dài hạn, ông có ý kiến như thế nào?

Đề xuất tính thuế đối với tiền gửi tiết kiệm thực tế không phải mới. Năm 2005, ý tưởng này đã được đưa ra khi xây dựng Luật Thuế thu nhập cá nhân với tỷ lệ dự kiến là 10% đối với tiền lãi gửi tiết kiệm, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu, kỳ phiếu của người gửi. Nhưng phải khẳng định rằng, dù 5 hay 10 năm nữa thì vẫn cần dựa trên bản chất của việc gửi tiết kiệm. Đây là số tiền còn lại của người dân sau khi đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Gửi tiết kiệm là việc cất giữ tiền nhàn rỗi ở một kênh an toàn và phòng thủ lúc ốm đau, nghỉ hưu, mất việc… Vậy có nhất thiết phải tạo thêm gánh nặng thuế cho người dân? Trong khi đó, thực trạng của nền kinh tế Việt Nam là vẫn đang phụ thuộc chủ yếu vào kênh dẫn vốn là ngân hàng, các thị trường vốn khác vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng để san sẻ gánh nặng cho hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, nếu muốn cải cách thuế, tạo nguồn thu bền vững thì nên có những phương pháp khác.

Xin cảm ơn ông!

Hạ Chi

Tin liên quan

Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai. Trong đó nêu rõ cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao kiến thức, hiểu biết về tài chính và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính, quản lý tài chính cá nhân cho người dân.
Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến 2030.
Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Giai đoạn 2025 - 2030, Hà Nội dự kiến bố trí khoảng 6.000 tỷ đồng từ ngân sách thành phố để ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nhóm đối tượng chính sách.
“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Ngọc - Giám đốc Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu nhận định, việc Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT – thông qua hệ thống VioEdu – phối hợp tổ chức sân chơi “Tài chính thông minh” giúp mang đến một mô hình giáo dục tài chính thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với các em học sinh.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data