Đảm bảo vệ sinh môi trường sau lũ
![]() | Còn đó những bài học chủ quan |
![]() | Hội An lại chìm trong biển nước |
Những ngày qua, ảnh hưởng của cơn bão số 12 đổ bộ trực tiếp vào các địa phương khu vực duyên hải miền Trung. Có thể nói, đây là cơn bão mạnh, có sức tàn phá kinh khủng và hoàn lưu của bão gây mưa đặc biệt lớn trên diện rộng, nhất là các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa. Theo cơ quan khí tượng thủy văn, lượng mưa đo được tại các địa phương dao động từ 200 đến 1.000ml; thậm chí có địa phương lên trên 1.000ml gây ngập lụt trên diện rộng suốt từ Quảng Trị đến Khánh Hòa.
![]() |
Nhân dân dọn dẹp vệ sinh, môi trường, phòng dịch bệnh |
Đến ngày 8/11/2017, nước lũ trên hệ thống sông tại các địa phương đang rút dần, người dân đang tập trung khắc phục hậu quả thiệt hại sau bão lũ. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm nhất trong thời điểm hiện nay, là công tác khắc phục hậu quả và đảm bảo môi trường sống, đảm bảo đủ nước sạch và lương thực cho người dân vùng bị ảnh hưởng.
Những ngày qua, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) cùng với các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình và đô thị cổ Hội An… ngập chìm trong nước lũ từ 1,5 đến 3m. Người dân các địa phương này bị cô lập và phải hứng nước mưa để sinh hoạt, bởi nước lũ dâng cao, khiến các giếng nước sử dụng hàng ngày bị chìm.
Ông Đặng Sơn, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho hay, lũ lớn kéo theo các chất thải, rơm rạ, cây củi, xác súc vật chết… trôi theo, lấp kín các đường giao thông nông thôn. Để xử lý lượng chất thải này phải mất rất nhiều thời gian.
Do đó, sau khi nước rút các ngành chức năng cần sớm vào cuộc tổ chức phun hóa chất, sát khuẩn, khử trùng nguồn nước sinh hoạt tại các khu dân cư, để đảm bảo an toàn vệ sinh trong khác khu dân cư. Nếu không, bệnh dịch phát sinh là điều khó tránh khỏi…
Hiện nước lũ đang xuống, chính quyền các địa phương cắt cử lực lượng dân quân tự vệ phối hợp với người dân tổ chức dọn vệ sinh và đẩy bèo, lục bình trôi theo nước lũ ra các sông. Công tác này nhằm tránh tình trạng bèo, rác thải, xác súc vật chết… mắc cạn ở các tuyến đường giao thông trong các khu dân cư gây ô nhiễm…
Ông Nguyễn Xuân Hà, Phó chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn cho hay, nước lũ đang rút chậm, và nhiều khu vực vẫn còn ngập khá sâu. Trước tình hình này, chính quyền địa phương đã chỉ đạo UBND xã, phường, tuyên truyền cho người dân tranh thủ nước rút đến đâu, tranh thủ dọn vệ sinh môi trường đến đó. Thực tế, suốt đêm qua, người dân vùng lũ Điện Bàn thức trắng đêm canh chừng nước rút để dọn dẹp nhà cửa, ổn định cuộc sống.
Tại hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả mưa lũ do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu khẳng định, địa phương đang tích cực thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả lũ lụt, đảm bảo thông tuyến giao thông; tổ chức tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ; đảm bảo các điều kiện cho người dân không đói, sửa chữa nhà cửa sau khi lũ rút. Đồng thời, nhanh chóng triển khai khắc phục môi trường…
Để các địa phương nắm bắt kịp thời công tác đảm bảo vệ sinh môi trường sau lũ, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế đã có công văn số 1188/MT-SKCĐ về việc đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường, phòng chống nguy cơ ô nhiễm môi trường từ chất thải, góp phần phòng chống dịch bệnh sau lũ, gửi Sở Y tế các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông, Ninh Thuận, Bình Thuận…
Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, theo dõi thường xuyên tình hình ngập lụt, công tác đảm bảo nước sạch dùng cho ăn uống, sinh hoạt của người dân, tình hình vệ sinh môi trường và quản lý chất thải trong các cơ sở y tế trên địa bàn; bố trí và cung cấp đủ hoá chất, phương tiện, trang thiết bị để xử lý nước, xử lý môi trường như Cloramin B, viên Aquatabs, máy phun hoá chất diệt khuẩn...
Cùng đó, hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị y tế cơ sở và người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường; thu gom, xử lý xác súc vật chết; xử lý các giếng khoan, giếng đào, bể nước bị ngập lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức phun hoá chất diệt côn trùng gây bệnh tại các khu vực bị ngập sau khi nước rút.
Bên cạnh là tăng cường kiểm tra, giám sát vệ sinh chất lượng nước cấp cho ăn uống sinh hoạt từ các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung đảm bảo nồng độ clo dư luôn đạt 0,3 - 0,5 mg/lít tại vòi sử dụng; tăng cường kiểm tra vệ sinh chất lượng nước hộ gia đình.
Trong chuyến thị sát vùng ngập lũ lụt tại TP. Hội An, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ, bão số 12 và hoàn lưu bão gây thiệt hại lớn về người và tài sản của người dân khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Sau lũ lụt là nguy cơ dịch bệnh, thiếu đói, cản trở phát triển do hạ tầng bị hư hại nặng. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chính quyền các địa phương và cả hệ thống chính trị các cấp chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt để nhân dân không bị đói, không bị dịch bệnh, sớm trở lại cuộc sống bình thường.
Đồng thời, đảm bảo điện sinh hoạt, giao thông đi lại, nhất là Quốc lộ, tỉnh lộ, khu vực nước đã rút, đảm bảo cơ số thuốc cần thiết để không xảy ra dịch bệnh. Thực hiện chính sách hỗ trợ, không để hộ dân nào đứt bữa, thiếu cơm, thiếu nước sạch. Các địa phương cần vận động nhân dân dọn dẹp vệ sinh, môi trường, phòng dịch bệnh, nhất là ở địa phương sắp diễn ra các sự kiện quan trọng của APEC.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
