Đảm bảo không thiếu hàng hóa thiết yếu
Lãnh đạo Sở này cho biết, các doanh nghiệp báo cáo đều đã có kế hoạch ứng phó, sẵn sàng cung ứng vượt 30 - 50% kế hoạch thành phố giao. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ nguồn nguyên liệu để duy trì cung ứng, vượt kế hoạch đến hết năm 2020, trong đó một số doanh nghiệp cam kết cung ứng vượt kế hoạch đến hết năm 2021.
![]() |
Các DN đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu |
Bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho rằng, ngay khi có thông tin về khả năng xảy ra nguy cơ khan hiếm hàng hóa thiết yếu tại hệ thống siêu thị, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người tiêu dùng, Sở đã làm việc nhanh với các hệ thống siêu thị phân phối trên địa bàn. Theo đó, các hệ thống phân phối của Saigon Co.op, Lotte, Megamarket, Emart, Vincomex, Satra… khẳng định hoàn toàn không có tình trạng khan hiếm hàng hóa. Nguồn hàng hóa thiết yếu như gạo, thịt chế biến các loại, hàng khô, bún, gia cầm, trứng… tại các kho hàng được duy trì tương ứng khoảng 500 - 600 tỷ đồng, đủ để cung ứng cho thị trường tiêu dùng trong 3 - 4 tháng. Trong trường hợp cần thiết, các đơn vị có thể gia tăng lượng hàng hóa thiết yếu dự trữ thêm 15% - 20%.
Riêng với mặt hàng đang được đánh giá là “sốt” trong những ngày qua là mì gói, Công ty Acecook Việt Nam khẳng định, hiện công ty đang sản xuất khoảng 3 tỷ gói mì/năm, trong khi công suất sản xuất tối đa là 4,5 tỷ gói mì/năm. Việc tăng công suất sản xuất chưa được tính đến vì sức mua chỉ tăng cục bộ trong một số ngày nhất định.
Cũng theo tính toán của Sở Công thương TP.HCM, hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thiết yếu đang có lượng hàng tồn kho rất lớn từ trước Tết, rất cần sự hỗ trợ để kích cầu tiêu dùng. Đại diện Vissan thông tin, thực phẩm chế biến các loại của công ty đủ để cung ứng đến tháng 3/2021. Doanh nghiệp này thậm chí còn đang lo ngại tình trạng nghỉ học kéo dài của học sinh, sinh viên và người lao động chưa đổ về thành phố nhiều, các bếp ăn tập thể chưa hoạt động được… khiến lượng hàng tồn kho tăng.
Thống kê cho thấy, các doanh nghiệp bình ổn thị trường về lương thực đã chuẩn bị 3.319,9 tấn/tháng (ngắn hạn) và 9.959,8 tấn/3 tháng (dài hạn); Trứng gia cầm: 62,4 triệu quả/tháng (ngắn hạn) và 187,1 triệu quả/3 tháng; Đường: 1.748,5 tấn/tháng (ngắn hạn) và 5.245,5 tấn/3 tháng (dài hạn); Thực phẩm chế biến: 631,7 tấn/tháng (ngắn hạn) và 1.895,1 tấn/3 tháng (dài hạn); Dầu ăn: 929,5 tấn/tháng (ngắn hạn) và 2.788,5 tấn/3 tháng (dài hạn); Rau củ quả các doanh nghiệp chuẩn bị 6.409 tấn/tháng (ngắn hạn) và 19.227 tấn/3 tháng (dài hạn); Thịt gia súc 2.224,7 tấn/tháng (ngắn hạn) và 15.674,1 tấn/3 tháng (dài hạn); Thịt gia cầm đang chuẩn bị 11.780,6 tấn/tháng (ngắn hạn) và 35.341,8 tấn/3 tháng (dài hạn).
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đồng tình triển khai ngay các chương trình khuyến mại, giảm giá đối với các mặt hàng thiết yếu như thịt heo, trứng, mì gói, bún khô, nước chấm... từ 10% đến 15% tùy theo mặt hàng. Riêng Acecook cam kết đồng hành cùng Sở Công thương TP.HCM hỗ trợ miễn phí mì, bún khô tại các điểm cách ly nếu có và có yêu cầu.
Bà Nguyễn Huỳnh Trang cũng cho biết, riêng đối với mặt hàng khẩu trang, Sở Công thương TP.HCM đã phối hợp Sở Y tế, Sở Tài chính, Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức khảo sát và làm việc với 20 doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này trên địa bàn. Qua báo cáo, năng lực sản xuất khẩu trang của 20 doanh nghiệp là: 2.532.000 cái/ngày. Sở Công thương TP.HCM cũng đã làm việc với Hội Dệt May Thêu Đan thành phố về chuẩn bị nguồn khẩu trang vải kháng khuẩn nhằm bổ sung, đáp ứng nhu cầu sử dụng khẩu trang trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, Sở cũng đã làm việc với Tổng Công ty X28 (Bộ Quốc phòng), là doanh nghiệp có khả năng sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn. Theo đó, doanh nghiệp có khả năng cung cấp 200.000 khẩu trang vải kháng khuẩn/ngày. Sở Công thương đã đề nghị Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM liên hệ với Tổng Công ty X28 để ký hợp đồng phân phối, cung ứng sản phẩm khẩu trang vải kháng khuẩn cho thị trường. Ngoài ra, Sở cũng đã đề nghị Liên Hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM đăng ký với Tập đoàn Dệt may Việt Nam 5.000.000 khẩu trang vải kháng khuẩn để đảm bảo cung ứng cho thị trường.
Tin liên quan
Tin khác

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD
![[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/06/23/hoang-long20250406235705.jpg?rt=20250406235708?250407061122)
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng thế giới tuần tới: Ổn định ở 3.050 USD/oz hay rơi tự do?
Triển khai nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa

Sáng 4/4: Giá vàng thế giới giảm do hoạt động chốt lời
