Đảm bảo an sinh để chiến thắng dịch bệnh
![]() | Hỗ trợ phí điện, nước, thuế, viễn thông, ngân hàng cho người dân |
![]() | Hỗ trợ đưa, đón hành khách đi, đến các cảng hàng không, sân bay |
![]() | Tăng cường tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp |
Chắt chiu từng đồng để sống qua ngày
Sau khi chợ đầu mối Long Biên bị phong tỏa vì liên quan đến ca nhiễm COVID-19, những người làm thuê tại đây đã chính thức mất việc. Anh Nguyễn Huy Hoàng (Tuyên Quang) và vợ đã làm công việc bốc vác hàng đêm ở chợ được vài năm nay, tuy công việc vất vả nhưng thu nhập cũng đủ để nuôi sống hai vợ chồng và tiết kiệm được một khoản tiền mỗi tháng gửi về nuôi con ở quê.
Tuy nhiên, giờ đây chợ không còn mở, các công việc tự do khác cũng không có, đã vài hôm nay, bữa ăn của gia đình anh Hoàng chỉ bao gồm một ít rau xin được của hàng xóm, vài gói mì tôm, cá khô và lạc được hỗ trợ bởi các nhóm thiện nguyện. Số tiền tích lũy ít ỏi còn lại chỉ đủ để nộp tiền trọ những tháng tiếp theo.
“Tiền thuê trọ là 1,2 triệu đồng/tháng, chưa kể đến các khoản chi phí khác như tiền điện, nước. Đợt dịch lần này đã khiến cuộc sống của chúng tôi khó khăn hơn gấp bội lần. Vì không thể về quê nên tôi đành phải tiếp tục ở lại Hà Nội để mưu sinh. Không ngờ dịch đã lan đến chợ Long Biên, nay chúng tôi phải tự cách ly để chờ xét nghiệm”, anh Hoàng chia sẻ.
![]() |
Một người làm nghề lao động tự do nhận được hỗ trợ |
Cách nhà anh Hoàng không xa là căn nhà được dựng bởi những tấm tôn của bà Nguyễn Thị Bình quê ở Nam Định. Trong căn nhà đơn sơ chỉ có vài cái chậu, một giá bát đũa, một cái giường ọp ẹp cùng vài cái giá cũ xin được từ tiểu thương chợ Long Biên. Khi nhận được tin tức phong tỏa chợ bà Bình đứng ngồi không yên, vội vã đi lấy nước và chỉ dám ở trong nhà. Mấy ngày nay bà may mắn bám trụ được nhờ ít rau củ, đồ khô của các nhóm hỗ trợ.
Không chỉ lực lượng lao động tự do gặp khó khăn, ngay cả giới nhân viên văn phòng cũng ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh. Anh Phan Quang Huy (Thanh Xuân, Hà Nội) vốn là một hướng dẫn viên du lịch. Vì dịch bệnh, đã gần nửa năm nay anh luôn trong tình trạng làm được ngày nào hay ngày nấy. Thời gian không có việc thì chuyển sang bán đồ ăn online để có thêm thu nhập. Kể từ khi Hà Nội thực hiện lệnh giãn cách, không thể bán đồ ăn online, anh Huy chuyển sang làm cộng tác viên bán bất động sản nhưng tình hình cũng không khả quan hơn.
Chi phí sinh hoạt lại tăng, thực phẩm trở nên đắt đỏ hơn trong những ngày gần đây, tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhà đến hạn phải đóng khiến anh Huy và nhiều đồng nghiệp của mình đau đầu. Việc có thể làm lúc này là tiết kiệm chi tiêu nhất có thể và chờ vào sự hỗ trợ từ Chính phủ.
Theo Báo cáo Tình hình lao động, việc làm quý II/2021 và 6 tháng đầu năm 2021 được Tổng cục Thống kê công bố mới đây cho thấy, chỉ trong quý II/2021, cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập.
Như vậy, so với quý I/2021, dịch COVID-19 đã làm tăng thêm 3,7 triệu lao động rơi vào tình trạng bị ảnh hưởng tiêu cực, số lượng người thất nghiệp cũng tăng cao.
Theo các chuyên gia, đợt dịch lần thứ 4 này đã kéo dài và gây ảnh hưởng nặng nề hơn nhiều so với các đợt dịch trước. Ngay lúc này, các chính sách hỗ trợ dù ít hay nhiều cũng sẽ vô cùng quý giá để người dân có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn trước mắt.
Những quyết sách kịp thời hợp lòng dân
Trước những khó khăn của người dân, hàng loạt chính sách hỗ trợ đã được Chính phủ và các Bộ, ngành và cả từ doanh nghiệp kịp thời đưa ra.
Có thể kể đến như Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP về hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19. Theo đó, có 12 nhóm đối tượng được hỗ trợ theo các mức khác nhau.
![]() |
Xóm trọ nghèo đang sống nhờ vào quà hỗ trợ của các nhóm thiện nguyện |
Mới đây, Chính phủ cũng đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương về việc giảm giá điện đợt 4 tại các địa phương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Cụ thể, giảm 15% tiền điện (trước thuế VAT) trên hoá đơn tiền điện cho các khách hàng sử dụng đến 200 kWh/tháng. Giảm 10% tiền điện (trước thuế VAT) trên hoá đơn tiền điện cho các khách hàng sử dụng trên 200 kWh/tháng. Thời gian hỗ trợ giảm tiền điện cho khách sử dụng điện là hai tháng tại các kỳ hoá đơn tiền điện tháng 8 và kỳ hoá đơn tiền điện tháng 9. Ước tính, tổng số tiền giảm khoảng 2.500 tỷ đồng.
Ngoài tiền điện, Chính phủ cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố xem xét điều chỉnh, giảm giá nước sạch sinh hoạt, tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt hỗ trợ cho người dân và các đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là tại các nơi đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.
Hay đơn cử như Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã có công văn chỉ đạo Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) giảm 50% phí dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử (CMTC & BTĐT) cho các giao dịch trên ATM, POS so với mức phí đang áp dụng; giảm phí dịch vụ CMTC & BTĐT cho các giao dịch chuyển khoản liên ngân hàng 24/7 so với mức đang áp dụng.
Đồng thời, NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng điều chỉnh giảm phí giao dịch trên ATM, POS xử lý qua NAPAS và phí giao dịch chuyển khoản liên ngân hàng 24/7 cho khách hàng với mức giảm tối thiểu bằng mức giảm phí mà NAPAS đã điều chỉnh giảm; khuyến khích tổ chức tín dụng giảm phí lớn hơn mức giảm của NAPAS, trường hợp đang áp dụng chính sách miễn phí đề nghị tiếp tục thực hiện. Thời gian thực hiện tối thiểu đến hết 31/12/2021.
Gần đây nhất, các doanh nghiệp viễn thông Viettel, VNPT, Mobifone, CMC, FPT, Vietnamobile, SCTV đã công bố gói hỗ trợ dịch vụ viễn thông lên tới gần 10.000 tỷ đồng. Gói hỗ trợ sẽ được triển khai từ ngày 5/8, kéo dài trong 3 tháng.
Cụ thể, khách hàng trên toàn quốc sẽ được tăng 2 lần băng thông cho dịch vụ internet cáp quang với giá không đổi; miễn phí truy cập tốc độ cao đến các trang thông tin điện tử của Bộ Y tế, ứng dụng Bluezone.
Tặng thêm 50% dung lượng data cho tất cả các gói cước mà khách hàng đang sử dụng hoặc đăng ký mới với giá không đổi; giảm giá tới 50% đối với các gói cước data VX3, VX7. Ngoài ra, khách hàng ở các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 được tặng 50 phút gọi nội mạng.
Theo chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, các chính sách giảm tiền điện, cước viễn thông, miễn giảm phí giao dịch ngân hàng… có ý nghĩa an sinh quan trọng trong thời điểm hiện tại. Mỗi thứ giảm một chút cũng khiến người dân đỡ được phần nào gánh nặng chi phí, thời gian áp dụng của các chính sách cũng hợp lý khi tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp.
Nhiều người dân cũng bày tỏ vui mừng khi biết đến chính sách của Chính phủ. Chị Hoàng Bích Ngọc (Long Biên, Hà Nội), tạm nghỉ công việc nhân viên văn phòng trong thời gian giãn cách chia sẻ, sau khi có quyết định giảm tiền điện trong 2 tháng, chủ nhà cho thuê trọ cũng đã thông báo sẽ giảm tiền điện 15% cho tất cả các phòng. Đây là một khoản hỗ trợ không nhỏ đối với chị Ngọc cũng như nhiều người đang thuê trọ khác trong thời gian phải làm việc tại nhà vì dịch bệnh. Sự chia sẻ của Nhà nước cũng như cộng đồng đối với những người yếu thế, những người lao động ngoại tỉnh đã thể hiện tinh thần "tương thân, tương ái" giúp chúng ta sớm chiến thắng dịch bệnh để trở về với cuộc sống bình thường mới.
Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/05/2020 của Chính phủ
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
