agribank-vietnam-airlines

Đại biểu Quốc hội đề nghị sớm sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân

Trần Hương
Trần Hương  - 
Thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023..., đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Bắc Kạn) cho rằng quy định về mức giảm trừ gia cảnh như hiện nay chưa thực sự phản ánh đúng mức chi tiêu cơ bản của gia đình và các cá nhân cũng như chưa phản ánh thực tế cuộc sống hiện nay. Vì vậy nếu phải chờ thêm 2 năm nữa mới được thông qua sẽ rất nhiều người dân trong cảnh "thắt lưng buộc bụng" nhưng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân...
aa
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Bắc Kạn)
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Bắc Kạn)

Thảo luận tại Hội trường, đại biểu Nguyễn Thị Thủy thể hiện sự đánh giá rất cao Chính phủ trong điều hành kinh tế - xã hội 6 tháng qua và trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế nảy sinh nhiều khó khăn, thách thức mới, song Chính phủ cũng đã rất quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả và đã tạo được nhiều kết quả nổi bật, tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế vững chắc. Đại biểu cũng thể hiện sự đánh giá cao Bộ Tài chính trong công tác quản lý tài chính, ngân sách cũng như sự tích cực trong rà soát Luật thuế vừa qua.

Tập trung vào vấn đề liên quan đến mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân, đại biểu Thủy cho biết, theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân thì mức giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng một tháng và đối với mỗi một người phụ thuộc là 4,4 triệu một tháng. Cử tri cho rằng mức giảm trừ gia cảnh, nhất là mức giảm trừ đối với người phụ thuộc 4,4 triệu đồng một tháng là quá lạc hậu, cần được Quốc hội xem xét sửa đổi sớm mà không nên chờ đến hai năm nữa, tức là phải đến năm 2026 mới được thông qua như đề xuất.

Minh chứng cho quan điểm này, vị đại biểu thuộc đoàn Bắc Kạn phân tích, thứ nhất mức giảm trừ đối với người phụ thuộc 4,4 triệu một tháng thực sự không còn phù hợp với thực tế hiện nay, nhất là ở những thành phố lớn, đang gây thiệt thòi cho người dân nộp thuế. Mức giảm trừ 4,4 triệu này đã được duy trì từ năm 2020, trong khi 5 năm qua, rất nhiều hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đều tăng giá, thậm chí có những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu còn tăng nhanh hơn tăng thu nhập. Cụ thể theo số liệu của Tổng cục Thống kê so với năm 2020, giá dịch vụ giáo dục tăng 17%, giá lương thực tăng 27%, đặc biệt giá xăng tăng tới 105%...

“Nhiều cử tri chia sẻ, nếu như gia đình có con nhỏ phải thuê người trông thì riêng tiền lương trả cho người trông trẻ hiện nay cũng đã không dưới 5 triệu đồng một tháng, chưa kể các khoản chi phí cho trẻ. Và nếu như gia đình có con cái đi học thì chi phí học hành hiện nay chiếm phần lớn cơ cấu chi tiêu của các gia đình. Gia đình mà có cha mẹ già là người phụ thuộc thì không chỉ chi tiêu ăn uống, sinh hoạt mà còn là các chi phí y tế, thuốc men…”, đại biểu dẫn chứng.

Theo đại biểu Thủy, quy định về mức giảm trừ gia cảnh như hiện nay chưa thực sự phản ánh đúng mức chi tiêu cơ bản của gia đình và các cá nhân cũng như chưa phản ánh thực tế cuộc sống hiện nay. Vì vậy nếu phải chờ thêm 2 năm nữa mới được thông qua sẽ rất nhiều người dân trong cảnh phải "thắt lưng buộc bụng" nhưng vẫn thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Thứ hai, là sự bất hợp lý trong tính theo rổ hàng hóa CPI. Theo quy định tại Điều 19 của Luật thuế thu nhập cá nhân, khi chỉ số giá tiêu dùng CPI biến động trên 20% thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và tại buổi họp báo thường kỳ tháng 3 vừa qua, đại diện Bộ Tài chính cho biết chưa đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh bởi biến động CPI chưa đến 20%.

Đại biểu cho biết, nhiều chuyên gia và các cử tri cho rằng Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành lấy tiêu chí biến động CPI trên 20%, tức là phải dựa trên rổ hàng hóa gồm 752 mẫu hàng là bất hợp lý. Các mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu của người dân chỉ khoảng trên 20 mặt hàng trong khi lại chờ tính mức trung bình của mức giá của 752 mặt hàng sẽ rất lâu mới được điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, thậm chí đến 6 - 7 năm.

"Nếu như vậy thì đây là một khoảng thời gian quá dài, sẽ không phản ánh kịp thời những biến động trong chi tiêu của người dân và các hộ gia đình. Do vậy sẽ gây thiệt thòi cho người dân", đại biểu Thủy tâm tư.

Thứ ba, quy định mức giảm trừ gia cảnh hiện nay cũng chưa phù hợp với điều kiện của một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp như nước ta. Đại biểu cho rằng, là quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp nên phần lớn thu nhập của người dân sẽ dành cho hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Nếu thu nhập 10 triệu đồng một tháng thì chi cho hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải mất đến 70%.

Dẫn khảo sát của các chuyên gia trường Đại học Kinh tế quốc dân, đại biểu cho biết, đối với những quốc gia người dân có thu nhập cao, tương đương khoảng 100 triệu đồng một tháng thì chi cho hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chỉ chiếm 30 – 40%. Do đó, quy định về mức giảm trừ gia cảnh hiện nay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi cho nhu cầu thiết yếu của người dân.

Thứ tư, lương tăng nhưng thuế thu nhập và mức giảm trừ gia cảnh không được điều chỉnh kịp thời sẽ dẫn đến bất cập. Theo kế hoạch, từ 1/7 tới đây sẽ thực hiện chính sách cải cách tiền lương và dự kiến mức lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng khá nhiều so với hiện nay. Tuy nhiên lương tăng nhưng mức thuế thu nhập cá nhân và mức giảm trừ gia cảnh chưa được điều chỉnh kịp thời sẽ lại gây âu lo cho người lao động. Bởi vì lương tăng cũng đồng nghĩa với việc thu nhập tính thuế sẽ tăng. Chính vì việc không điều chỉnh kịp thời này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ý nghĩa của chính sách cải cách tiền lương.

“Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi xin kiến nghị Quốc hội, kiến nghị Chính phủ sớm trình Luật thuế thu nhập cá nhân vào cuối tháng 10 năm nay và trình Quốc hội thông qua vào tháng 5/2025 để đúng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là với phương châm là "5 quyết tâm", "5 đẩy mạnh" và "5 bảo đảm”", đại biểu Thủy nhấn mạnh.

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data