Đà Nẵng: Tái định cư sẽ đền bù bằng tiền theo giá thực tế
![]() | Thị trường BĐS Đà Nẵng ghi nhận những diễn biến khả quan |
![]() | Đà Nẵng: Thừa quỹ đất vẫn nợ đất tái định cư của hộ giải tỏa |
![]() |
Ảnh minh họa |
Cụ thể, đối với các dự án động lực, trọng điểm, phục vụ thu hút đầu tư, các ngành chức năng cần xem đây là nhiệm vụ quan trọng, cần sự tập trung chỉ đạo quyết liệt và phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành nhằm khơi thông nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
Từ nay trở đi, yêu cầu các chủ đầu tư điều hành dự án phối hợp các đơn vị liên quan lập kế hoạch giải phóng mặt bằng và tái định cư trước khi triển khai các dự án, đáp ứng mặt bằng thi công công trình.
Đặc biệt, UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất cụ thể về xây dựng phương án bồi thường giải tỏa, tái định cư theo hướng đền bù bằng tiền theo giá thực tế và chỉ giải quyết bố trí tái định cư cho các hộ giải tỏa phải di chuyển chỗ ở, khuyến khích tự người dân tái lo định cư để người dân có thêm sự lựa chọn, báo cáo về UBND thành phố trong tháng 10/2019.
Đồng thời, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quyết định 15/2017/QĐ-UBND và các văn bản liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân theo hướng công khai, minh bạch các tiêu chí trong công tác đền bù giải tỏa, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân nhưng phải công bằng, xử lý cương quyết các trường hợp chây ỳ, trục lợi, cắt giảm một số bước, rút ngắn thời gian, phân cấp mạnh hơn nữa thẩm quyền giải quyết của UBND các quận, huyện (Chủ tịch Hội đồng Bồi thường các dự án) trong việc giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện giải tỏa đền bù, báo cáo về UBND thành phố trong tháng 9/2019.
Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ khẩn trương tham mưu cơ chế chính sách về: chuyển đổi khu vực tái định cư từ địa phương thiếu quỹ đất tái định cư này sang địa phương thừa quỹ đất để hạn chế đầu tư mới khu tái định; cơ chế chính sách chuyển đổi tái định cư từ đường 5,5m lên các đường có mặt cắt lớn hơn (7,5m, 10,5m...); cơ chế chính sách đối với phương án tái định cư bằng tiền (hỗ trợ tự lo tái định cư), báo cáo về UBND thành phố trong tháng 9/2019.
Tham mưu bổ sung quy định cụ thể về số lần tiếp tối đa, thời hạn bàn giao mặt bằng sau khi có kết quả phê duyệt tiếp dân của cơ quan có thẩm quyền, thời hạn tối đa về thực hiện cưỡng chế thu hồi đất sau khi ban hành Quyết định xử lý cưỡng chế thu hồi đất nhằm khắc phục tình trạng hộ dân đã được giải quyết đúng, đủ và thỏa đáng các quyền lợi nhưng vẫn chây ỳ, cố tình không bàn giao mặt bằng nhưng Hội đồng Bồi thường không quyết liệt, ngại va chạm trong xử lý cưỡng chế thu hồi đất, báo cáo về UBND thành phố trong tháng 9/2019.
UBND thành phố cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Hội đồng thẩm định giá thành phố nghiên cứu quy trình rút ngắn thời gian, đẩy nhanh tiến độ thẩm định, phê duyệt các vấn đề về giá đất tái định cư và hệ số giá đất thực hiện bồi thường nhằm đáp ứng kịp thời tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án; nghiên cứu, đề xuất các phương án đền bù đất nông nghiệp hợp lý hơn, nhất là các vị trí đất nằm xen kẽ trong khu dân cư tại các quận trung tâm thành phố. Báo cáo về UBND thành phố trong tháng 9/2019.
Bên cạnh đó, UBND thành phố chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức công khai, minh bạch các loại quỹ đất (đất ở, đất thương mại dịch vụ...) để các tổ chức, cá nhân được biết; xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác quỹ đất tái định cư theo nguyên tắc công khai, minh bạch, ưu tiên phục vụ bố trí tái định cư các dự án quan trọng, cấp bách, không nhất thiết các dự án đều phải đầu tư khu tái định cư riêng, báo cáo kết quả thực hiện về UBND thành phố trong tháng 9/2019.
Đối với hơn 15.000 lô đất tái định cư chưa bố trí, triển khai nghiên cứu xem xét điều chỉnh quy hoạch, hợp thửa để hình thành các công trình công cộng, thiết chế văn hóa, công viên cây xanh phục vụ người dân, trình Sở Xây dựng có ý kiến, báo cáo về UBND thành phố trong tháng 10/2019.
UBND thành phố giao Sở Xây dựng hướng dẫn chủ đầu tư điều hành dự án và UBND các quận, huyện liên quan tính toán tổng thể, dự báo nhu cầu và quỹ đất tái định cư đối với các đồ án quy hoạch, dự án mới; trong đó lưu ý, quy hoạch các dự án tái định cư trên địa bàn Hòa Vang phù hợp điều kiện nhà ở nông thôn gắn với bản sắc văn hóa địa phương.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu quy hoạch, xây dựng các khu đô thị tái định cư, tích hợp bổ sung vào Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đảm bảo có tầm nhìn chiến lược, đầu tư đồng bộ về hạ tầng, đảm bảo quỹ đất các công trình công cộng, thiết chế văn hóa, hạn chế tối đa việc điều chỉnh, phá vỡ quy hoạch ban đầu, trường hợp thật sự cần thiết, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định.
UBND thành phố giao UBND các quận huyện phân công cụ thể lãnh đạo UBND các quận, huyện (Chủ tịch Hội đồng Bồi thường) chủ trì, theo dõi, triển khai thực hiện công tác đền bù giải tỏa cho từng dự án cụ thể tại địa bàn và chịu trách nhiệm về tiến độ đã cam kết thực hiện, tăng cường công tác tiếp dân, vận động các hộ bàn giao mặt bằng, giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, khiếu kiện về đền bù giải tỏa đã kéo dài trên từng địa bàn.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra tại các vùng quy hoạch dự án, không để tình trạng lấn chiếm, xây dựng không phép, trái phép, sử dụng đất không đúng quy định; bố trí kinh phí để thực hiện việc ghi lại hình ảnh hiện trạng của dự án phục vụ công tác đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng; xử lý nghiêm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân nếu để xảy ra vi phạm.
UBND giao các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tăng cường công tác phối hợp, hỗ trợ các Ban giải phóng mặt bằng các quận, huyện trong công tác vận động, giải phóng mặt bằng các công trình, dự án; đẩy nhanh thi công đối với những vị trí đã có mặt bằng, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn trật tự; thường xuyên báo cáo cấp thẩm quyền các khó khăn, vướng mắc của dự án để kịp thời chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ.
Đồng thời, chịu trách nhiệm trong kế hoạch xây dựng khu tái định cư cho từng dự án ngay từ ban đầu khi triển khai lập, trình thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư, phải có được số liệu về giải phóng mặt bằng, nhu cầu tái định cư, dự kiến phương án tái định cư (kể cả việc xây dựng khu tái định cư mới nếu cần thiết). Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án chịu trách nhiệm chính về vốn chi trả đền bù, không để xảy ra thiếu vốn do vướng mắc các nghiệp vụ quản lý dự án như: điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, điều chỉnh bổ sung kế hoạch vốn hàng năm...
Tin liên quan
Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Niềm tin người mua nhà được củng cố

Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát
